Một trong những yếu tố vĩ mô có tác động đến tiêu dùng tư nhân là chính sách tài khóa, chính sách được chính phủ thực thi thông qua chính sách thuế và tiêu dùng của chính phủ. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng giai đoạn 2000–2012 từ báo cáo của ADB để xem xét tác động của chính sách tài khóa đến tiêu dùng tư nhân tại các quốc gia Đông Nam Á. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Chính sách tài khóa và tiêu dùng tư nhân: Nghiên cứu trải nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Thanh Phong Nguyễn Trung Thông & Nguyễn Phúc Cảnh Trường Đại học Kinh tế TP. HCM Nhận bài: 14/07/2015 - Duyệt đăng: 30/08/2015 T iêu dùng tư nhân là thành phần quan trọng trong tổng cầu của một quốc gia, trong đó hàm số của tiêu dùng tư nhân phụ thuộc lớn vào thu nhập khả dụng và các điều kiện kinh tế vĩ mô khác. Một trong những yếu tố vĩ mô có tác động đến tiêu dùng tư nhân là chính sách tài khóa, chính sách được chính phủ thực thi thông qua chính sách thuế và tiêu dùng của chính phủ. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng giai đoạn 2000 – 2012 từ báo cáo của ADB để xem xét tác động của chính sách tài khóa đến tiêu dùng tư nhân tại các quốc gia Đông Nam Á. Thông qua hồi quy với dữ liệu bảng, tác giả phát hiện thấy Từ khóa: Chính sách tài khóa, tiêu dùng tư nhân, thuế. 1. Giới thiệu Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, vai trò và tác động của chính sách vĩ mô mà đặc biệt là chính sách tài khóa đến các hoạt động kinh tế được chú ý nhiều hơn. Trong đó, nhiều nghiên cứu tập trung vào tác động của chính sách tài khóa đến đầu tư tư nhân thông qua nghiên cứu hiệu ứng lấn át và hiệu ứng thúc đẩy với nhiều kết quả thực nghiệm khác nhau (Ahmed & Miller, 2000; Heutel, 2014; Şen & Kaya, 2014). Bên cạnh tác động đến đầu tư tư nhân, chính sách tài khóa còn có tác động đến tiêu dùng tư nhân thông qua chính sách thuế và chính sách chi tiêu của chính phủ ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng và mong 46 đợi của người dân. Những nghiên cứu tác động của chính sách tài khóa được tìm thấy chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển với những bằng chứng khác nhau ủng hộ hai lý thuyết: hiệu ứng lấn át và hiệu ứng thúc đẩy, đồng thời các nghiên cứu này còn được cho rằng có thể áp dụng cho các nước đang phát triển; tuy nhiên số lượng nghiên cứu tại các nước đang phát triển là còn nhỏ và kết quả cũng còn nhiều tranh cãi (Schclarek,