Bài viết nhằm đánh giá thực trạng hoạt động phòng, chống rửa tiền (PCRT) cũng như hạn chế của hoạt động này làm ảnh hưởng xấu đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước VN (NHNN) nói riêng và quản lý vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ nói chung. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Phòng chống rửa tiền: Những vấn đề còn nan giải Lê Thị Mận & nguyễn thanh giang Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM Nhận bài: 20/09/2015 – Duyệt đăng: 05/11/2015 B ài viết nhằm đánh giá thực trạng hoạt động phòng, chống rửa tiền (PCRT) cũng như hạn chế của hoạt động này làm ảnh hưởng xấu đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước VN (NHNN) nói riêng và quản lý vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ nói chung. Đặc biệt là từ sau khi Luật PCRT có hiệu lực thi hành từ 01/01/2013 đến nay, qua đó đánh giá những mặt mạnh cũng như những hạn chế, những bất cập trong hoạt động PCRT. Bài viết cũng dự báo về hiệu quả của hoạt động PCRT trong nước cũng như khả năng mở rộng hoạt động PCRT quốc tế của NHNN, từ đó tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để hạn chế nạn rửa tiền. Từ khóa: Rửa tiền, phòng chống rửa tiền, hoạt động ngân hàng. 1. Đặt vấn đề Rửa tiền, tài trợ khủng bố đang là vấn nạn làm cả thế giới đau đầu. Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, số tiền tội phạm “rửa” hàng năm khoảng đến tỉ USD, trong đó 70% là tiền mặt. VN là một quốc gia sử dụng tiền mặt chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phương tiện thanh toán, nên VN nằm trong sách đen về rửa tiền. Trước vấn nạn rửa tiền xuyên quốc gia ngày càng tinh vi, đồng nghĩa với việc VN đang phải đương đầu với tội phạm rửa tiền, nên hoạt động PCRT càng trở nên cấp bách và đang là mối quan tâm hàng đầu không chỉ với NHNN mà là của lãnh đạo tất cả các ban, ngành tại VN. Rửa tiền không chỉ ảnh hưởng rất xấu đến sự lành mạnh về lưu thông tiền tệ của một quốc gia, làm giảm giá trị của nội tệ, làm ảnh 78 hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ nước nào nếu bị vấn nạn này hoành hành mà còn gây ra những tác hại khôn lường đối với kinh tế, xã hội và an ninh toàn cầu. Việc tìm ra giải pháp để hạn chế tiêu cực của nạn rửa tiền là việc làm cấp bách của chính phủ các nước nói chung và của ngân hàng trung ương (NHTW) nói riêng. 2. Cơ sở lý thuyết về rửa tiền và phòng, chống rửa