Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm so sánh hiệu quả thông khí, tính ổn định huyết động và các tai biến giữa mask thanh quản proseal (PLMA) và nội khí quản (NKQ). Nghiên cứu tiền cứu trên 60 bệnh nhân, ASA I và II. Các bệnh nhân được chia ngẫu nhiên vào hai nhóm PLMA và NKQ. Thu thập các số liệu về mạch, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và SpO2 trong và sau gây mê. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MASK THANH QUẢN PROSEAL TRONG PHẪU THUẬT CẤP CỨU Nguyễn Văn Chừng*, Nguyễn Văn Sách**, Trương Triều Phong** TÓM TẮT Mục tiêu: So sánh hiệu quả thông khí, tính ổn định huyết động và các tai biến giữa mask thanh quản Proseal (PLMA) và nội khí quản (NKQ). Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu trên 60 bệnh nhân, ASA I và II. Các bệnh nhân được chia ngẫu nhiên vào hai nhóm PLMA và NKQ. Thu thập các số liệu về mạch, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và SpO2 trong và sau gây mê. Kết quả: tỉ lệ đặt PLMA thành công sau lầu đặt đầu tiên là 93,33%, thời gian đặt PLMA trung bình: 25,33 giây. Các chỉ số về thông khí và huyết động giữa hai nhóm sau khi đặt PLMA và NKQ một phút có sự khác nhau, có sự gia tăng mạch, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương ở nhóm NKQ cón nhóm PLMA thì không có sự gia tăng này; không có sự khác biệt về hiệu quả thông khí ở hai nhóm. Kết luận: nhóm PLMA ổn định huyết động hơn nhóm NKQ, hiệu quả thông khí ở hai nhóm như nhau. ABSTRACT EVALUATION OF EFFECTS OF PROSEAL LARYNGEAL MASK AIRWAY IN EMERGENCY SURGERY Nguyen Van Chung, Nguyen Van Sach, Truong Trieu Phong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 461 - 467 Objectives: To compare proseal lagynreal mask airway (PLMA) with endotracheal tube (ETT) with respect to pulmonary ventilation, hemodynamic stabilization and accidents. Methods: A prospective study, sixty ASA I-II patients scheduled for emergency surgery were randomly assigned to PLMA group or ETT group. Pulse rate (PR), systolic blood pressure (SBP), diastolic blood pressure (DBP) and SpO2 were recorded during and after anesthesia. Results: Successful rate in first attempt by digital insertion technique was . Time to achieve airway control was sec. PR, SBP, DBP were increased in ETT group but in PLMA group was not. Pulmonary ventilation wasn’t differed in two groups. Conclusion: Pulmonary ventilation in .