Vụ việc đã được ICJ giải quyết bằng Phán quyết cuối cùng ngày 11/9/1992, qua đó, làm sáng rõ về quy chế pháp lí của vịnh lịch sử và việc áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự và nguyên tắc uti possidetis, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với các đảo và phân định biển, cũng như việc sử dụng chứng cứ và việc can dự tại ICJ. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 2 (2018) 14-25 Giải quyết tranh chấp biển đảo giữa El Salvador và Honduras tại Tòa án Công lí quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam Nguyễn Bá Diến*, Nguyễn Hùng Cường, Đinh Phạm Văn Minh Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận 28 tháng 5 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 19 tháng 6 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 21 tháng 6 năm 2018 Tóm tắt: Ngày 11/12/1986, Honduras và El Salvador đã đệ trình lên Tòa án Công lí quốc tế (ICJ) một bản sao Thỏa thuận đặc biệt đề nghị tòa giải quyết tranh chấp của các bên đối với khu vực đất liền và trên biển. Vụ việc đã được ICJ giải quyết bằng Phán quyết cuối cùng ngày 11/9/1992, qua đó, làm sáng rõ về quy chế pháp lí của vịnh lịch sử và việc áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự và nguyên tắc uti possidetis, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với các đảo và phân định biển, cũng như việc sử dụng chứng cứ và việc can dự tại ICJ. Từ khóa: Phân định biển, Vịnh lịch sử, ICJ, Uti possidetis juris, chiếm hữu thực sự. 1. Giới thiệu có nhiều điểm tương đồng với tranh chấp ở Biển Đông. Do đó, việc nghiên cứu vụ kiện giữa El Salvado và Hondurat có ý nghĩa tham chiếu cần thiết cho Việt Nam cũng như các bên hữu quan trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Tranh chấp giữa Honduras và El Salvador bắt đầu bằng tranh chấp chủ quyền trên các đảo trong khu vực Vịnh Fonseca diễn ra vào năm 1854. Đến năm 1969, “sự cố” ở các khu vực biên giới đất liền làm cho quan hệ giữa hai quốc gia trở nên căng thẳng, trở thành tranh chấp vũ trang. Quá trình hòa giải bắt đầu vào năm 1978, kết quả ngày 30/10/1980 hai quốc gia đã kí kết với nhau một điều ước quốc tế có tên Hiệp ước chung về hòa bình, trong đó các bên xác định các phần đường biên giới trên đất liền giữa hai quốc gia đã thỏa thuận được. Ngoài ra, Hiệp ước còn quy định thành lập một Ủy ban Biên Vụ tranh chấp biên giới .