Các nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng của pháp luật Việt Nam hiện nay khi quy định chế định về các loại hình doanh nghiệp chưa bao quát được các loại hình công ty đã ra đời, phát triển trên thế giới và đã có trong lịch sử pháp luật của Việt Nam. Trong đó, có thể kể đến loại hình công ty hợp vốn cổ phần đã bị pháp luật lãng quên trong quy định hiện hành. Bài viết sau, sẽ phân tích và lí giải sự cần thiết phải xây dựng chế định công ty hợp vốn cổ phần bổ sung vào pháp luật Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 4 (2018) 75-88 Sự cần thiết xây dựng chế định về Công ty hợp vốn cổ phần ở Việt Nam Nguyễn Văn Lâm* Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận 06 tháng 11 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 05 tháng 12 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 12 năm 2018 Tóm tắt: Sự ra đời và phát triển các loại hình công ty có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế thị trường và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân. Vì vậy, chế định pháp luật về các loại hình doanh nghiệp luôn là trung tâm trong hệ thống pháp luật kinh doanh của mỗi quốc gia. Các nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng của pháp luật Việt Nam hiện nay khi quy định chế định về các loại hình doanh nghiệp chưa bao quát được các loại hình công ty đã ra đời, phát triển trên thế giới và đã có trong lịch sử pháp luật của Việt Nam. Trong đó, có thể kể đến loại hình công ty hợp vốn cổ phần đã bị pháp luật lãng quên trong quy định hiện hành. Bài viết sau, sẽ phân tích và lí giải sự cần thiết phải xây dựng chế định công ty hợp vốn cổ phần bổ sung vào pháp luật Việt Nam. Từ khóa: Công ty hợp vốn cổ phần; Luật Doanh nghiệp; quyền tự do kinh doanh. 1. Khái niệm và đặc điểm pháp lí của công ty cổ phần nhiệm được giới hạn trong phần đóng góp của họ” [1]. Cụ thể, theo Điều 278 Luật công ty cổ phần của Đức quy định: “Công ty hợp vốn cổ phần là một loại hình công ty, trong đó ít nhất một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn đối với các chủ nợ của công ty (thành viên hợp danh) và các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của công ty (cổ đông hạn chế) trong phạm vi số cổ phần mà họ sở hữu” [2]. Ở Pháp, công ty hợp vốn cổ phần có nhiều điểm vừa giống với công ty cổ phần, vừa giống với công ty hợp vốn đơn giản được quy định trong Bộ luật thương mại từ Điều L. 226-1 đến Điều . “Công ty hợp vốn cổ phần là công ty có vốn được chia thành các cổ phần, được thành lập bởi một hoặc nhiều thành viên hợp danh, thành viên này có tư cách thương nhân và chịu