Trong nghiên cứu này, gen Gglc1 dài 1908 nucleotide mã hóa cho enzyme α-1,2- glucuronidase GH67 trưởng thành có nguồn gốc từ vi khuẩn trong dạ cỏ dê đã được biểu hiện thành công trong chủng E. coli Roseta. Hầu hết enzyme được biểu hiện dưới dạng tan khi chủng tái tổ hợp được nuôi cấy trong môi trường TB, PE có 0,05 mM IPTG ở 25oC, 30oC. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 2 (2018) 1-8 Nghiên cứu biểu hiện và tinh chế -glucuronidase có nguồn gốc vi khuẩn dạ cỏ dê trong tế bào Esccherichia coli Lê Ngọc Giang1, Lê Tùng Lâm1, Trần Thị Loan1,2, Đỗ Thị Huyền1, Trương Nam Hải1,* 1 Viện Công nghệ sinh học, Viện HLKHCN Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam 2 Bộ môn Vi sinh vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 13 tháng 6 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 16 tháng 4 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 4 năm 2018 Tóm tắt: α-1,2-Glucuronidase GH67 là enzyme có khả năng phân cắt chuỗi bên 4-Omethylglucuronic acid ((Me)GlcA) trong glucuronoarabinoxylan để làm tăng chuyển hóa lignocellulose thành đường đơn cho lên men sản xuất cồn và các chất có giá trị từ sinh khối thực vật. Trong nghiên cứu này, gen Gglc1 dài 1908 nucleotide mã hóa cho enzyme α-1,2glucuronidase GH67 trưởng thành có nguồn gốc từ vi khuẩn trong dạ cỏ dê đã được biểu hiện thành công trong chủng E. coli Roseta. Hầu hết enzyme được biểu hiện dưới dạng tan khi chủng tái tổ hợp được nuôi cấy trong môi trường TB, PE có 0,05 mM IPTG ở 25 oC, 30oC. Enzym được tinh chế thành công bằng sắc ký ái lực với độ tinh sạch 90%. Hoạt tính của enzyme đã được đánh giá sơ bộ dựa trên sự chuyển hóa (Me)GlcA trong birchwood xylan thành 4-O-methyl-Dglucuronic acid và D-glucuronic acid làm thay đổi pH dung dịch và được phát hiện bằng bromothymol blue. Enzyme sẽ được tiếp tục đánh giá tính chất để xem xét khả năng bổ sung vào hỗn hợp enzyme cho chuyển hóa hiệu quả sinh khối thực vật thành đường. Từ khóa: -glucuronidase, biểu hiện gen, Escherichia coli, DNA metagenome, Gglc1. 1. Mở đầu nghiệp, y dược [1]. Sinh khối lignocellulose bao gồm ba thành phần chính là cellulose, hemicellulose và lignin được liên kết với nhau thành khối rắn chắc. Việc phân hủy lignocellulose cần đến sự tham gia của nhiều loại enzyme trong đó có nhóm enzyme cellulase thủy phân