Mục đích nghiên cứu này là kiểm kê thành phần và nghiên cứu các taxôn thuộc chi Podocarpus theo quan niệm hẹp ở Việt Nam nhằm cung cấp cơ sở khoa học để sử dụng bền vững chúng. Phương pháp nghiên cứu là so sánh các đặc điểm hình thái. Mẫu vật nghiên cứu gồm 46 số hiệu mẫu vật lịch sử và 7 số hiệu mẫu mới thu thập, được lưu trữ tại HNU với lý lịch rõ ràng và đầy đủ. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 4 (2017) 15-26 Góp phần kiểm kê các taxon thuộc chi Thông tre theo quan niệm hẹp Podocarpus L’Hér. ex Pers. ., họ Thông tre (Podocarpaceae) ở Việt Nam Nguyễn Thị Anh Duyên1,2,*, Nguyễn Trung Thành2, Phan Kế Lộc2 1 Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 2 Nhận ngày 30 tháng 6 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 9 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 10 năm 2017 Tóm tắt: Thông tre (Podocarpus) là một chi ít loài thuộc họ Thông tre (Podocarpaceae), có giá trị khoa học và thực tiễn nhất định. Tuy nhiên Việt Nam bị coi là một trong 10 “điểm nóng’ về Thông ở trên thế giới. Mục đích nghiên cứu này là kiểm kê thành phần và nghiên cứu các taxôn thuộc chi Podocarpus theo quan niệm hẹp ở Việt Nam nhằm cung cấp cơ sở khoa học để sử dụng bền vững chúng. Phương pháp nghiên cứu là so sánh các đặc điểm hình thái. Mẫu vật nghiên cứu gồm 46 số hiệu mẫu vật lịch sử và 7 số hiệu mẫu mới thu thập, được lưu trữ tại HNU với lý lịch rõ ràng và đầy đủ. Tên khoa học được xác định bằng cách đối chiếu chủ yếu với các Bản tên hợp lệ và tu chỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở Việt Nam chi Thông tre (Podocarpus): 1. Chỉ có 2 loài mọc tự nhiên là Podocarpus neriifolius D. Don và Podocarpus pilgeri Foxw., trong đó loài P. neriifolius D. Don bao gồm 2 thứ là P. neriifolius var. neriifolius và P. neriifolius var. annamiensis (. Gray) . Phan ms. và Podocarpus macrophyllus (Thunb.) Sweet được nhập nội vào trồng làm cây cảnh; 2. Đã xây dựng được khóa xác định các taxôn thuộc chi Thông tre theo quan niệm hẹp; 3. Đối với mỗi taxôn đã chỉ ra được danh pháp và mẫu chuẩn, mô tả các đặc điểm hình thái kèm theo ảnh chụp minh họa, các dẫn liệu về hiện tượng học, phân bố, nơi sống và sinh thái, giá trị sử dụng, ghi chú cho từng taxôn và lý lịch đầy đủ các mẫu vật nghiên cứu; 4. Tu chỉnh tên khoa học cho .