Trong nghiên cứu này ống nano titan đioxit được điều chếtừ dạng hạt. Ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình thủy nhiệt điều chế ống nano TiO2 được xác định. Đặc điểm hình thái, pha tinh thể, thành phần được phân tích dựa vào các phương pháp: chụp ảnh kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), chụp ảnh kính hiển vi điện tử quét (SEM), nhiễu xạ tia X (XRD), phổ khối thời gian bay của ion thứ cấp (TOF-SIMS), phổ khả kiến và tử ngoại (UV-Vis). Kích thước ống nano sau điều chế có đường kính đồng đều cỡ 10-12nm và chiều dài trung bình 150nm, có diện tích bề mặt tăng đáng kể so với dạng hạt ban đầu. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 2 (2018) 83-90 Nghiên cứu điều chế vật liệu ống nano TiO2, phân tích đặc tính và khả năng xử lý etanol Nguyễn Hải Minh, Vũ Hà Giang, Phạm Văn Phong, Lê Thị Hoàng Oanh, Hoàng Văn Hà* Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Viê ̣t Nam Nhận ngày 18 tháng 5 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 12 tháng 6 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 19 tháng 6 năm 2018 Tóm tắt: Trong nghiên cứu này ống nano titan đioxit được điều chếtừ dạng hạt. Ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình thủy nhiệt điều chế ống nano TiO2 được xác định. Đặc điểm hình thái, pha tinh thể, thành phần được phân tích dựa vào các phương pháp: chụp ảnh kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), chụp ảnh kính hiển vi điện tử quét (SEM), nhiễu xạ tia X (XRD), phổ khối thời gian bay của ion thứ cấp (TOF-SIMS), phổ khả kiến và tử ngoại (UV-Vis). Kích thước ống nano sau điều chế có đường kính đồng đều cỡ 10-12nm và chiều dài trung bình 150nm, có diện tích bề mặt tăng đáng kể so với dạng hạt ban đầu. Hoạt tính xúc tác của hạt TiO 2, hạt TiO2pha tạp nitơ, ống nano TiO2 và ống nano sau khi pha tạp ở các tỷ lệ khác nhau được xác định thông qua khả năng quang xúc tác phân hủy etanol khi được chiếu sáng bằng đèn phát tia UV . Từ khóa: Titan đioxit, ống nano, VOCs, thủy nhiệt, xúc tác quang. 1. Mở đầu tốc độ tái tổ hợp nhanh chóng của các cặp electron/lỗ trống (e-/h+) nên hoạt tính quang xúc tác của hạt nano TiO2 thương mại vẫn còn nhiều hạn chế [2]. TiO2 dạng ống nano lần đầu tiên được điều chế năm 1996 bởi Hoyer bằng phương pháp mạ điện dựa trên nền/khuôn nhôm oxit rỗng [3]. So với TiO2 ở dạng hạt nano thì TiO2 ở dạng ống nano có nhiều đặc tính tốt làm tăng khả năng xúc tác quang như có diện tích bề mặt riêng, thể tích lỗ trống lớn, khả năng trao đổi ion tốt, giảm tốc độ tái tổ hợp của cặp e-/h+và tăng khả năng hấp thụ ánh sáng do tỉ lệ chiều dài ống so với đường kính ống là lớn[4]. Có 3 phương pháp chính để điều chế ra vật liệu