Nghiên cứu này nhằm cung cấp một số thông tin về hình thái, vật hậu học, cấu trúc quần thể, tình hình tái sinh tự nhiên, phân bố của Thanh mai và đặc điểm khí hậu, tính chất lý, hóa của đất và cấu trúc thảm thực vật nơi Thanh mai mọc tại khu vực nghiên cứu. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 3 (2018) 40-53 Một số đặc điểm sinh học và sinh thái loài Thanh Mai (Myrica rubra) ở xã Cao Mã Pờ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang Nguyễn Sinh Khang1,*, Nguyễn Thị Hiền1, Trần Huy Thái1, Chu Thị Thu Hà1, Nguyễn Phương Hạnh1, Nguyễn Đức Thịnh1, Nguyễn Quang Hiếu2, Nguyễn Trung Thành3 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam 2 Trung tâm Bảo tồn Thực vật, VUSTA, 25/32 ngõ 191 Lạc Long Quân, Hà Nội, Việt Nam 3 Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 06 tháng 8 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 11 tháng 9 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 11 tháng 9 năm 2018 Tóm tắt: Thanh mai (Myrica rubra (Lour.) Siebold & Zucc.,) cây gỗ nhỏ, thường xanh, đơn tính khác gốc mọc tự nhiên trong rừng kín thường xanh cây lá rộng ở độ cao 1580-1875 m so với mặt nước biển và có khả năng sống được trên môi trường đất nghèo dinh dưỡng ở xã Cao Mã Pờ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Gang. Nghiên cứu này nhằm cung cấp một số thông tin về hình thái, vật hậu học, cấu trúc quần thể, tình hình tái sinh tự nhiên, phân bố của Thanh mai và đặc điểm khí hậu, tính chất lý, hóa của đất và cấu trúc thảm thực vật nơi Thanh mai mọc tại khu vực nghiên cứu. Từ khoá: Thanh mai, Myrica rubra, sinh học, sinh thái, bảo tồn, Hà Giang, Việt Nam. 1. Mở đầu dinh dưỡng và chứa nhiều nguyên tố vi lượng như can xi, ma giê, ka li, sắt, đồng, [6 - 9] và là cây có giá trị đối với y dược; một số bộ phận như vỏ thân, hạt được sử dụng để điều trị các bệnh lở loét, mồ hôi chân, nhiễm độc asen, bệnh ngoài ra, tim mạch và dạ dày [10], nhiều hợp chất hóa học được chiết xuất từ Thanh mai (Myrica rubra) có khẳ năng chống ô xi hóa [11], sưng viêm [12], kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt một số dòng tế bào ung thư vú, phổi, dạ dày [13-15], tinh dầu và một số hợp chất hóa học tách triết từ lá Thanh mai (Myrica rubra) có khẳ năng kìm hãm sự sinh .