Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu hệ thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. Bước đầu đã thống kê được 726 loài, 462 chi, 137 họ, thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có số lượng lớn nhất với 669 loài (chiếm 92,15%), 427 chi (chiếm 92,42%), 115 họ (chiếm 83,94%). | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 4 (2018) 1-3 Đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang Đỗ Công Ba1,*, Lê Ngọc Công2, Lê Đồng Tấn3 Trường Đại học Tân Trào, Trung Môn, Yên Sơn, Tuyên Quang Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên 3 Trung tâm phát triển Công nghệ cao, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội 1 2 Nhận ngày 13 tháng 8 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 11 tháng 9 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 9 năm 2018 Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu hệ thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. Bước đầu đã thống kê được 726 loài, 462 chi, 137 họ, thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có số lượng lớn nhất với 669 loài (chiếm 92,15%), 427 chi (chiếm 92,42%), 115 họ (chiếm 83,94%). Tiếp theo là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 39 loài (5,37%), 25 chi (5,41%), 13 họ (9,49%). Các ngành còn lại là Quyết lá thông (Psilotophyta), Thông đất (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Thông (Pinophyta) chiếm tỉ lệ thấp. Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) là ngành đa dạng nhất, trung bình mỗi họ có 5,82 loài và mỗi họ trung bình có 3,71 chi. Đã xác định được phổ dạng sống của hệ thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào là SB = 73,55 Ph + 3,17 Ch + 9,78 He + 8,40 Cr + 5,10 Th. Có nhiều loài cây cho giá trị sử dụng, cây dược liệu có số loài phong phú nhất với 470 loài, cây lấy gỗ có 188 loài, cây ăn được 142 loài, cây làm cảnh 99 loài, cây làm thức ăn gia súc 64 loài, cây cho tinh dầu 50 loài, cây cho sợi 28 loài, cây làm đồ thủ công mỹ nghệ 11 loài, cây cho thuốc nhuộm 5 loài, thấp nhất cây cho nhựa 3 loài. Từ khóa: Tuyên Quang, Khu di tích, Tân Trào, hệ thực vật, dạng sống. 1. Đặt vấn đề năm 2012 Khu di tích lịch sử Tân Trào đã được công nhận là Khu di tích Quốc gia đặc biệt. Khu di tích có tọa độ địa lý từ 21o44’-21o58’ vĩ độ Bắc, từ105o21’-105o31’kinh độ Đông, thuộc địa bàn các xã Tân