Nghiên cứu kỹ thuật dùng sụn kết mạc tự thân làm đường hầm được lót niêm mạc trong phẫu thuật nối thông hồ lệ - mũi và kết quả bước đầu của phương pháp. Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng không đối chứng trên 20 bệnh nhân (20 mắt) tắc lệ quản ngang ngắn hơn 8mm từ điểm lệ gây chảy nước mắt đã được tiến hành phẫu thuật dùng sụn kết mạc tự thân làm đường hầm được lót niêm mạc trong phẫu thuật nối thông hồ lệ - mũi. | KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG SỤN KẾT MẠC TỰ THÂN LÀM CẦU NỐI TRONG PHẪU THUẬT NỐI THÔNG HỒ LỆ - MŨI (CDCR) Lê Minh Thông*, Nguyễn Thanh Nam** TÓM TẮT Mục đích: Nghiên cứu kỹ thuật dùng sụn kết mạc tự thân làm đường hầm được lót niêm mạc trong phẫu thuật nối thông hồ lệ - mũi và kết quả bước đầu của phương pháp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng không đối chứng trên 20 bệnh nhân (20 mắt) tắc lệ quản ngang ngắn hơn 8mm từ điểm lệ gây chảy nước mắt đã được tiến hành phẫu thuật dùng sụn kết mạc tự thân làm đường hầm được lót niêm mạc trong phẫu thuật nối thông hồ lệ - mũi. Kết quả được đánh giá theo các tiêu chuẩn khách quan như: sự thoát nước tốt qua đường hầm (hít nước xuống miệng tốt) và chủ quan qua việc hỏi bệnh nhân về tình trạng chảy nước mắt. Kết quả: Tỉ lệ thành công của phương pháp là 60% sau 12 tháng theo dõi. Phẫu thuật này hạn chế được các biến chứng do phẫu thuật cổ điển mang lại, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Sau khi lấy sụn kết mạc không ảnh hưởng đến hình dạng của mí mắt cũng như chất lượng của nước mắt. Kết luận: Đây chỉ là kết quả bước đầu, cần phải tiến hành nghiên cứu tiếp với số lượng bệnh nhân nhiều hơn và thời gian theo dõi lâu hơn. ABSTRACT PRIMARY OUTCOMES OF USING TARSOCONJUNCTIVAL ITSELF IN CONJUNCTIVO-DACRYOCYSTORHINOSTOMY (CDCR) Le Minh Thong, Nguyen Thanh Nam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 101 – 107 Purpose: To evaluate the effiency of using tarsoconjunctival flap itself to do epithelium lined track in Conjunctivodacryocystorhinostomy and result of method. Methods: Clinical trial without compare study was operated on 20 patients (20 eyes) were epiphora by canalicular obstruction, who underwent conjunctivodacryocystorhinostomy with using tarsoconjunctival flap itself. Result was evaluated by objective standard: tear throught out the tract (Sniff test), and subjective standard: asking patient about epiphora. Result: Successful rate was 60% after 12 .