Đề kiểm tra HK1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 611

Với Đề kiểm tra HK1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 611 dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập củng cố lại kiến thức và kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ: 611 (Đề thi có 2 trang) A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Câu 1. Tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là A. cách mạng dân chủ tư sản triệt để. B. cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. cách mạng dân chủ tư sản không triệt để. Câu 2. Mâu thẫn chủ yếu trong xã hội Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX là giữa A. giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ. B. giai cấp tư sản với giai cấp công nhân. C. toàn thể dân tộc Ấn Độ với thực dân Anh. D. thực dân Anh với giai cấp tư sản. Câu 3. Chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc được thành lập vào tháng 8-1905 là A. Trung Quốc Liên minh hội. B. Trung Quốc Nghĩa đoàn hội. C. Trung Quốc Quang phục hội. D. Trung Quốc Đồng minh hội. Câu 4. Những nước tham gia phe Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) A. Anh, Pháp, Nga. B. Anh, Pháp, Đức. C. Mĩ, Đức, Nga. D. Anh, Pháp, Mĩ. Câu 5. Đầu thế kỉ XX, dấu hiệu nào chứng tỏ quan hệ quốc tế ở châu Âu ngày càng căng thẳng? A. Sự hình thành các liên minh chính trị đối đầu. B. Sự tập trung lực lượng ở biên giới của nhau. C. Sự hình thành hai khối quân sự đối đầu. D. Sự hình thành các khối, liên minh kinh tế. Câu 6. Sự kiện nào mở ra thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức? A. Năm 1919, Đảng Quốc Xã được thành lập. B. Năm 1933, Hít-le làm Thủ tướng nước Đức. C. Năm 1933, Hin – đen – bua làm Tổng thống. D. Năm 1932, sản xuất công nghiệp Đức giảm 47%. Câu 7. Khi nước Đức lâm vào khủng hoảng kinh tế (1929-1933), Đảng Quốc xã đề ra chủ trương A. thành lập Mặt trận nhân dân để đoàn kết lực lượng, xây dựng đất nước. B. đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất ở trong nước. C. phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai. D. cải cách kinh tế - xã hội, ráo riết chạy đua vũ trang. Câu 8. Đâu không phải là nguyên nhân thất bại các cuộc khởi nghĩa ở Đông Dương .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.