Mục tiêu của giáo án này là giúp các bạn nắm được định nghĩa đạo hàm của hàm số tại một điểm, cách tính đạo hàm bằng định nghĩa. Hiểu được đạo hàm của hàm số tại 1 điểm là 1 số xác định. Hiểu được mối quan hệ giữa tính liên tục của hàm số và sự tồn tại của đạo hàm. Nắm vững ý nghĩa hình học của đạo hàm. Mời các bạn tham khảo! | Giáo án Đại số và Giải tích 11 – Ban cơ bản. Chương V: Đạo hàm. GVHD: Lương Thị Tuyết Mai Giáo sinh: Nguyễn Duy Diện Lớp dạy:11B6 Số tiết: 1 Ngày soạn:27/2/2012 Ngày dạy: 29/2/2012 §3. ĐỊNH NGHĨA VÀ Ý NGHĨA ĐẠO HÀM (tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Giúp học sinh: Nắm được định nghĩa đạo hàm của hàm số tại một điểm, cách tính đạo hàm bằng định nghĩa. Hiểu được đạo hàm của hàm số tại 1 điểm là 1 số xác định Hiểu được mối quan hệ giữa tính liên tục của hàm số và sự tồn tại của đạo hàm. Nắm vững ý nghĩa hình học của đạo hàm 2. Về kỹ năng: - Biết cách tính đạo hàm của hàm số bằng định nghĩa. 3. Về tư duy và thái độ: - Khả năng vận dụng kiến thức, biết liên hệ với các kiến thức đã học. - Có thái độ nghiêm túc trong học tập. - Hứng thú trong tiếp thu kiến thức mới, tích cực phát biểu đóng góp ý kiến trong tiết học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: giáo án, bảng phụ, SGK, dụng cụ dạy học. 2. Học sinh: Làm các bài tập đã cho ở tiết trước, đọc trước SGK. Kiến thức bài cũ liên quan. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Sử dụng kết hợp các phương pháp vấn đáp gợi mở. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Hoạt động 1: Hàm số liên tục tại một điểm ( SGK trang 135) HS thực hiện - - * Chú ý a) Nếu hàm số gián đoạn x0 thì nó không có đạo hàm tại điểm đó. b) Môt hàm số liên tục tại 1 điểm có thể không có đạo hàm tại điểm đó. VD: Hàm số y = f(x) = liên tục tại x = 0 nhưng không có đạo hàm tại điểm đó. V. CỦNG CỐ: - Định nghĩa và cách tính đạo hàm của hàm số tại một điểm. VI. Dặn dò: - Xem lại bài học, làm bài tập. - Làm bài tập: trong SGK. VII. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn: 5