Giáo trình Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm: Phần 2 - NXB Đà Nẵng

Phần 2 cuốn giáo trình tiếp tục giới thiệu tới bạn nội dung về an toàn thực phẩm. Giáo trình với mục đích nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người đọc về sử dụng một cách hiệu quả, hợp lý và an toàn các loại thực phẩm phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người. giáo trình. | PHẦN II. AN TOÀN THỰC PHẨM Chương 5. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG . Thực phẩm Trước đây, thực phẩm được định nghĩa như sau: “Thực phẩm là tất cả mọi thứ đồ ăn, thức uống ở dạng rắn hay lỏng, ở dạng chế biến hoặc không chế biến mà con người hằng ngày sử dụng để ăn uống nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể duy trì các chức phận sống, qua đó con người có thể sống và làm việc hoặc thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng ngoại trừ các sản phẩm mang mục đích làm thuốc”. Hiện nay, theo tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) định nghĩa: “Thực phẩm là tất cả các chất đã hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người bao gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm, hút và các chất được sử dụng để sản xuất, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, nhưng không bao gồm mỹ phẩm và những chất chỉ được dùng như dược phẩm”. Theo Luật An toàn thực phẩm 2010: “Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm”. Các nhóm chất dinh dưỡng chính mà thực phẩm cung cấp bao gồm protein, lipid, glucid, các vitamin, khoáng chất, nước và chất xơ. Có vô số loại thực phẩm khác nhau, mỗi thực phẩm có thể cung cấp đồng thời nhiều chất dinh dưỡng cùng một lúc. Tuy nhiên mỗi thực phẩm thường có xu hướng cung cấp một nhóm chất dinh dưỡng chủ đạo trong số các nhóm chất vừa kể trên. Chính vì thế, thực phẩm thường có thành phần và cấu trúc hóa học rất khác nhau. Thực phẩm được ăn vào dưới nhiều dạng, dạng tươi sống tự nhiên như trái cây, rau sống hoặc dưới dạng phải nấu chín như thịt, cá. và vô số thực phẩm được sử dụng sau các quá trình gia công công nghệ như thịt hộp, cá hộp, bánh, mứt, kẹo, bơ, phomat. Trong suốt cả quá trình từ sản xuất, chế biến, phân phối, vận chuyển, bảo quản và sử dụng, thực phẩm đều có nguy cơ bị ô nhiễm bởi các tác nhân sinh học, hóa học và lý học nếu thực hành sản xuất không tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
37    79    1    18-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.