Nuôi tôm ở phá Tam Giang - Cầu Hai đang đương đầu với nhiều rủi ro, tôm bị dịch bệnh, mất mùa và thua lỗ do môi trường nước bị ô nhiễm. Quy hoạch lại nuôi trồng thuỷ sản cả về không gian nuôi và hình thức nuôi là giải pháp quan trọng cho tình hình trên. Nuôi xen canh tôm sú với cá kình được áp dụng ngày càng nhiều hơn. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu theo hướng đầu vào dưới sự biến đổi theo quy mô (input-oriented VeriableReturn-to-Scale Data Envolope Nalayis) để ước lượng và phân tích tính hiệu quả kỹ thuật sử dụng các yếu tố đầu vào của các hộ nuôi xen tôm sú – cá kình ở phá Tam Giang. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010 HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI XEN TÔM SÚ – CÁ KÌNH Ở PHÁ TAM GIANG Tôn Nữ Hải Âu, Bùi Dũng Thể Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huê TÓM TẮT Nuôi tôm ở phá Tam Giang - Cầu Hai đang đương đầu với nhiều rủi ro, tôm bị dịch bệnh, mất mùa và thua lỗ do môi trường nước bị ô nhiễm. Quy hoạch lại nuôi trồng thuỷ sản cả về không gian nuôi và hình thức nuôi là giải pháp quan trọng cho tình hình trên. Nuôi xen canh tôm sú với cá kình được áp dụng ngày càng nhiều hơn. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu theo hướng đầu vào dưới sự biến đổi theo quy mô (input-oriented VeriableReturn-to-Scale Data Envolope Nalayis) để ước lượng và phân tích tính hiệu quả kỹ thuật sử dụng các yếu tố đầu vào của các hộ nuôi xen tôm sú – cá kình ở phá Tam Giang. Kết quả cho thấy chỉ số hiệu quả kỹ thuật khá cao, bình quân là 0,91. Nguyên nhân chính của phi hiệu quả là do quy mô không hợp lý. Nhóm hộ nuôi trong vùng quy hoạch sản xuất có hiệu quả hơn nhóm hộ nuôi ngoài vùng quy hoạch. 1. Đặt vấn đề Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ở tỉnh Thừa Thiên Huế là hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á và tiêu biểu nhất trong số 12 đầm phá ven bờ Việt Nam. Từ năm 1994, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định nuôi trồng thuỷ sản như một ngành kinh tế mũi nhọn của vùng [6]. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là hoạt động nuôi tôm đã mang lại diện mạo mới cho vùng đầm phá. Tuy nhiên việc quản lý và sử dụng tài nguyên đầm phá chưa hợp lý và sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản thiếu quy hoạch đã làm môi trường nước bị ô nhiễm, tôm bị dịch bệnh, nuôi tôm bị mất mùa, thua lỗ trong những năm gần đây [9,10]. Nhằm hạn chế rủi ro và dịch bệnh trong nuôi thủy sản, nuôi xen canh tôm với các loại thuỷ sản khác được thử nghiệm và áp dụng ở vùng đầm phá. Nuôi xen tôm sú (Peneaus monodon) – cá kình (Siganus oramin) là mô hình được áp dụng phổ biến ở vùng đầm phá này trong những năm gần đây. Để có các giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình nuôi xen canh này cần phải đánh giá