nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu, thống kê mô tả, phương pháp so sánh, hạch toán kinh tế và định lượng hiệu quả kinh tế rừng trồng thương mại thông qua hệ số GO/IC, VA/IC, NPV, BCR và IRR. Số hộ trồng rừng thương mại được điều tra là 120 hộ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có định hướng ở xã Lộc Bổn và xã Lộc Hoà. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA RỪNG TRỒNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Phan Văn Hoà, Nguyễn Đức Quân, Nguyễn Thanh Hùng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế TÓM TẮT Trong những năm gần đây, trồng rừng thương mại đã trở thành phong trào ở nhiều địa phương của Thừa Thiên Huế và mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó có huyện Phú Lộc. Cây trồng chủ yếu là keo lai và keo tai tượng. Bình quân 1 ha rừng trồng keo lai trong giai đoạn 5 năm, tạo ra 20,6 triệu đồng lợi nhuận ròng; đối với keo tai tượng giá trị này tương ứng là 15,6 triệu đồng. Tuy nhiên, để rừng trồng thương mại ở huyện Phú Lộc đạt hiệu quả kinh tế cao, cần thực hiện các giải pháp cụ thể như quy hoạch rừng thương mại tập trung, lai tạo giống mới, đảm bảo kỹ thuật trồng và chăm sóc, đầu ra sản phẩm gỗ rừng. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, cùng với đầu tư phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực thì ngành lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng thương mại đã và đang phát triển mạnh, không những thu hút các cơ sở trồng và kinh doanh rừng mà còn cả người dân địa phương. Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế là huyện có 2/3 diện tích là đồi núi, có nhiều tiềm năng lớn để phát triển lâm nghiệp. Phong trào trồng rừng thương mại của huyện đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ khi có các chương trình lồng ghép phủ xanh đất trống đồi trọc với xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội vùng gò đồi miền núi như chương trình 327, 661, 773 và gần đây là Dự án trồng rừng thương mại của Ngân hàng Thế giới (WB3). Diện tích rừng trồng thương mại của huyện đã tăng đáng kể, góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai và lao động, tăng khối lượng sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu nhập, cải thiện bộ mặt nông thôn. Phát triển rừng trồng thương mại không những khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn đất đai nhằm phát triển kinh tế mà còn góp phần quan trọng trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái và ổn định xã .