Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở kết quả khảo sát 97 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung, thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thừa Thiên Huế còn sơ khai và phát triển thiếu đồng bộ. Mức độ nhận biết và hiểu rõ về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thừa Thiên Huế là khá cao. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Văn Phát, Trần Văn Hòa, Lê Quang Trực Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở kết quả khảo sát 97 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung, thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (HTKD) đối với DNNVV ở Thừa Thiên Huế còn sơ khai và phát triển thiếu đồng bộ. Mức độ nhận biết và hiểu rõ về dịch vụ HTKD của DNNVV ở Thừa Thiên Huế là khá cao. Tuy nhiên, mức độ thâm nhập thị trường còn thấp và chủ yếu theo cách phi chính thức. Trên cơ sở phân tích định hướng phát triển dịch vụ HTKD và thực trạng phát triển DNNVV ở Thừa Thiên Huế, nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát triển thị trường dịch vụ HTKD đối với DNNVV ở Thừa Thiên Huế trên cả ba góc độ: cung, cầu và cơ chế. 1. Mở đầu Dịch vụ HTKD là những dịch vụ phi tài chính mà doanh nghiệp sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh tranh. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam (ILO, 2003; UNDP, 2005; Hoàng Văn Hải, 2007) đã chỉ ra rằng, dịch vụ HTKD là đầu vào quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV. Thực tế cho thấy, vì nhiều lí do khác nhau mà doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng vẫn chưa có thói quen sử dụng những dịch vụ này (Trần Kim Hào, 2005; Hoàng Văn Hải, 2007; Nguyễn Văn Phát, 2008). Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp để phát triển thị trường dịch vụ HTKD ở Thừa Thiên Huế là điều cần thiết, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV trên địa bàn. 2. Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Bài viết này được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ đề tài khoa học trọng điểm cấp bộ “Nghiên cứu giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bình - Trị - Thiên” do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế