Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở các dữ liệu thu thập được thông qua các cuộc phỏng vấn chuyên gia, điều tra khảo sát ý kiến của nhân viên và 534 khách tham quan quốc tế và nội địa. Sử dụng phương pháp luận “Giới hạn của những thay đổi chấp nhận được”, đề tài đã đề xuất xây dựng một hệ thống gồm 18 chỉ báo thuộc 3 nhóm tiêu chí để đo lường và giám sát việc thực hiện các mục tiêu bền vững về môi trường và xã hội cho di tích Huế. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010 NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ BÁO PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI CÁC ĐIỂM THAM QUAN DU LỊCH THUỘC QUẦN THỂ DI TÍCH HUẾ (VIỆT NAM) Hoàng Thị Diệu Thúy Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở các dữ liệu thu thập được thông qua các cuộc phỏng vấn chuyên gia, điều tra khảo sát ý kiến của nhân viên và 534 khách tham quan quốc tế và nội địa. Sử dụng phương pháp luận “Giới hạn của những thay đổi chấp nhận được”, đề tài đã đề xuất xây dựng một hệ thống gồm 18 chỉ báo thuộc 3 nhóm tiêu chí để đo lường và giám sát việc thực hiện các mục tiêu bền vững về môi trường và xã hội cho di tích Huế. Kết quả phân tích dựa trên các chỉ báo cho thấy rằng tỷ lệ khách hài lòng về chuyến tham quan, hài lòng về giá trị điểm tham quan khá cao; ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên của khách quốc tế được đánh giá tốt, khu vực tham quan đảm bảo an ninh, an toàn. Tuy nhiên, một số chỉ báo cho biết rằng ý thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường của khách nội địa và người dân địa phương chưa tốt; tỷ lệ khách quay trở lại chưa cao; mức độ hài lòng chung giảm dần với số lần đến; một số vấn đề vẫn còn tồn tại như: đeo bám khách du lịch; thùng rác và các nhà vệ sinh chưa đạt tiêu chuẩn; các biển báo chỉ dẫn chưa đầy đủ và hiệu quả. 1. Đặt vấn đề Theo nhận định của UNESCO và Tổ chức du lịch Thế giới (WTO), các di sản thế giới đã và đang trở thành những điểm thu hút khách du lịch đến từ nhiều quốc gia. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là tại phần lớn các điểm tham quan di sản này, việc phát triển du lịch không theo hoạch định chiến lược và không có sự kiểm soát sát sao đang diễn ra. Không nằm ngoài thực trạng chung đó, các điểm tham quan di sản văn hóa thế giới của Việt Nam phần lớn cũng chưa có quy hoạch chi tiết về phát triển du lịch. Ở nhiều nơi, việc đầu tư phát triển du lịch còn dàn trải, manh mún; năng lực quản lý di sản còn hạn chế dẫn tới việc phát triển du lịch kém bền vững (Hải Dương, 2007). Cụ thể hơn, đối .