Đánh giá công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

Với thực trạng của địa bàn nghiên cứu, việc phân tích, đánh giá công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện là việc làm cấp thiết nhằm bảo vệ diện tích rừng và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân sống chủ yếu dựa vào rừng. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện đã được chính quyền và người dân quan tâm. Phần lớn diện tích đã giao cho hộ, nhóm hộ và cộng đồng quản lý và bước đầu đem lại kết quả nhất định. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT GIAO RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Ngọc Châu, Hồ Trọng Phúc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế TÓM TẮT Với thực trạng của địa bàn nghiên cứu, việc phân tích, đánh giá công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện là việc làm cấp thiết nhằm bảo vệ diện tích rừng và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân sống chủ yếu dựa vào rừng. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện đã được chính quyền và người dân quan tâm. Phần lớn diện tích đã giao cho hộ, nhóm hộ và cộng đồng quản lý và bước đầu đem lại kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc cấp giấy CNQSDĐ còn chậm, cộng với tập quán canh tác lạc hậu, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân chủ yếu đi vào rừng để kiếm sống nên việc quản lý, bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn. Mức độ nhận thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng chưa cao, sau khi được giao đất giao rừng nhưng do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên mức độ đầu tư để phát triển rừng còn thấp. Với những trở ngại đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện. 1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu Nam Đông là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách đường Quốc Lộ 1A 23 km và cách trung tâm thành phố Huế 59 km theo đường bộ. * Hiện trạng và cơ cấu dân số Huyện Nam Đông có 2 dân tộc chính là dân tộc Kinh và dân tộc Ka Tu, trong đó dân tộc Ka Tu chiếm 40,81%. Dân số trung bình năm 2009 là người và chủ yếu sống ở vùng nông thôn (chiếm 85,34%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện năm 2009 là 1,41% và có chiều hướng ngày càng giảm. * Đặc điểm lao động và việc làm Nhìn chung, lao động trên địa bàn chủ yếu là lao động phổ thông, làm việc trong lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản nên thu nhập thấp. Vì thế, trong thời gian tới cần phát triển các loại hình tiểu thủ công nghiệp, mở các trung tâm dạy nghề nhằm tạo việc làm tại chỗ cho người dân, góp

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
17    85    2    01-05-2024
4    130    3    01-05-2024
24    68    2    01-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.