Vốn đầu tư công là một trong những nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong năm tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đang tập trung huy động nguồn lực cho phát triển để trở thành một trong những tỉnh, thành phát triển của cả nước. Bài viết sẽ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá thực trạng vốn đầu tư công giai đoạn 2000-2009 và dự báo nhu cầu vốn đầu tư công giai đoạn 2011-2020. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010 THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ MỘT SỐ DỰ BÁO NHU CẦU GIAI ĐOẠN 2011-2020 Trần Viết Nguyên Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế TÓM TẮT Vốn đầu tư công là một trong những nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong năm tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đang tập trung huy động nguồn lực cho phát triển để trở thành một trong những tỉnh, thành phát triển của cả nước. Bài viết sẽ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá thực trạng vốn đầu tư công giai đoạn 2000-2009 và dự báo nhu cầu vốn đầu tư công giai đoạn 2011-2020. Đầu tư công là các khoản chi của Chính phủ để cung ứng hàng hóa, dịch vụ công cộng. Theo kết quả nghiên cứu của một số chuyên gia trên thế giới về ảnh hưởng của đầu tư công đến đầu tư tư nhân tại các nước đang phát triển cho thấy trung bình tăng 10% đầu tư công sẽ tác động tăng trưởng 2% đầu tư tư nhân. Vốn đầu tư công trong bài viết này bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước, tín dụng đầu tư phát triển của Chính phủ và nguồn vốn viện trợ nước ngoài cho đầu tư phát triển (ODA và NGO) do Chính phủ quản lý. 1. Những nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư công tỉnh Thừa Thiên Huế - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định mục tiêu về kết cấu hạ tầng phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và có bước đi trước. Kinh tế nhà nước phải được đổi mới và phát triển để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng, là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và một số cơ sở công nghiệp quan trọng. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế-xã hội, chấp hành pháp luật. Nhà nước đã tập trung huy động .