Nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của các giống dầu mè, đặc biệt là các giống có nguồn gốc ở địa phương làm cơ sở khoa học cho việc định hướng cho việc phát triển và khai thác hợp lý loại cây này ở Thừa Thiên Huế nói riêng và ở Việt Nam nói chung là vô cùng bức thiết. Trong bài báo này, các tác giả giới thiệu kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của các giống dầu mè mọc tự nhiên ở Thừa Thiên Huế. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010 NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG DẦU MÈ (JATROPHA CURCAS L.) TỰ NHIÊN Ở THỪA THIÊN HUẾ Võ Thị Mai Hương, Trần Thanh Phong Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Cây dầu mè (Jatropha curcas L.) là đối tượng đang được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam do khả năng ứng dụng của nó trong việc phát triển nhiên liệu sinh học và nhiều mục đích khác. Kết quả nghiên cứu trên giống dầu mè tự nhiên của Thừa Thiên Huế cho thấy khả năng nảy mầm của hạt dầu mè phụ thuộc rất lớn vào thời gian bảo quản. Hạt tươi có tỷ lệ nảy mầm 100%. Thời gian bảo quản càng lâu, khả năng nảy mầm của hạt càng thấp. Hạt được bảo của sau 1-3 tháng có tỷ lệ nảy mầm 96 – 85%, hạt bảo quản sau 6 tháng tỷ lệ nảy mầm chỉ còn 20%. Khả năng tái sinh tự nhiên của cành giâm cây dầu mè tự nhiên tỷ lệ sống của các cành giâm là 100%. Các cành ở phần ngọn có số lượng chồi nhiều hơn phần gốc. Dầu mè ở Thừa Thiên Huế ra lá vào khoảng tháng II, thời gian ra hoa đợt 1 vào cuối tháng III, thời gian ra quả vào khoảng giữa tháng IV và thời gian quả chín vào khoảng tháng V. Năng suất (đợt 1): số quả trung bình trên cây đạt từ 34 đến 84 quả, trọng lượng trung bình 100 hạt đạt từ 66,6 đến 78,2 g, tỉ lệ hạt trong quả đạt từ 62,0 đến 74,6%. 1. Mở đầu Cây dầu mè (Jatropha curcas) hay còn gọi là dầu lai, cọc rào có nguồn gốc từ châu Mỹ và là loại cây đa mục đích. Đây là đối tượng đang được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam do khả năng ứng dụng của nó trong việc phát triển nhiên liệu sinh học [2, 6]. Dầu ép từ hạt dầu mè là nguyên liệu để sản xuất diesel sinh học (biodiesel) thân thiện với môi trường, có hiệu quả sinh thái cao. Ngoài ra, dầu mè còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như trong chăn nuôi, mỹ phẩm, dược phẩm, trong nông nghiệp Trồng dầu mè tăng độ che phủ, cải tạo đất, cải tạo môi trường trên những vùng đất khô cằn có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nghèo dinh dưỡng [3], [4], [5]. Thừa Thiên Huế - là địa phương .