Mục tiêu của bài báo là nghiên cứu vấn đề ứng dụng mô hình hàng đợi Markov để phân tích và đánh giá các hướng giải quyết tắc nghẽn trong mạng OBS dựa trên phương pháp chính là định tuyến lệch hướng, kết hợp với việc sử dụng đường trễ quang FDL. Nội dung tiếp theo của bài báo bao gồm: phần 2 giới thiệu mô hình hàng đợi để phân tích định tuyến lệch hướng kết hợp với sử dụng bộ đệm FDL; phần 3 phân tích kết quả với một số mô hình khác; và cuối cùng là phần kết luận. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 65, 2011 MÔ HÌNH HÀNG ðỢI PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ KẾT HỢP ðỊNH TUYẾN LỆCH HƯỚNG VÀ BỘ ðỆM FDL TRONG GIẢI QUYẾT TẮC NGHẼN TRÊN MẠNG CHUYỂN MẠCH CHÙM QUANG ðặng Thanh Chương Trường ðại học Khoa học, ðại học Huế TÓM TẮT Bài toán tắc nghẽn trong mạng chuyển mạch chùm quang (OBS) ñược xem là bài toán lớn cần giải quyết. Sự tắc nghẽn chùm trong mạng OBS có thể xuất hiện khi hai chùm quang dữ liệu từ hai cổng vào khác nhau cố gắng ñi ra trên cùng một cổng ra tại cùng một thời ñiểm. Các giải pháp cho việc xử lý tắc nghẽn là: sử dụng ñường trễ quang (FDL); chuyển ñổi bước sóng và ñịnh tuyến lệch hướng. Tuy nhiên, nếu ñịnh tuyến lệch hướng ñược sử dụng, các FDL cần thiết ñược sử dụng ñể bù vào sự thiếu hụt thời gian offset do sự tăng thêm ñộ dài ñường ñi lệch hướng. Việc phân tích ưu, nhược ñiểm của mỗi phương pháp, cũng như kết hợp chúng thường ñược thực hiện qua mô hình hàng ñợi. Bài báo nhằm ñề xuất một mô hình hàng ñợi ñể phân tích việc sử dụng kỹ thuật ñịnh tuyến lệch hướng kết hợp với việc sử dụng FDL trong giải quyết bài toán tắc nghẽn ñối với mạng OBS. Kết quả phân tích cho thấy có sự cải thiện xác suất tắc nghẽn so với các mô hình ñã ñề xuất trước ñó. 1. Giới thiệu Chuyển mạch chùm quang (OBS) trong mạng quang WDM ñược ñề xuất gần ñây ñã ñược xem là công nghệ ñầy triển vọng ñối với mạng Internet thế hệ sau, bởi vì nó có nhiều lợi thế hấp dẫn như tốc ñộ nhanh và hiệu suất băng thông cao hơn nhiều so với chuyển mạch kênh quang [1]. Tại nút biên của mạng OBS, những dữ liệu vào (chẳng hạn các luồng IP) có cùng ñích ñến (và cùng lớp dịch vụ QoS) ñược tập hợp trong một chùm quang dữ liệu (data burst), ñược lập lịch (scheduling) và ñược gởi vào bên trong mạng OBS theo sau gói ñiều khiển chùm quang (BCP) một khoảng thời gian offset. Khoảng thời gian offset này ñược tính toán sao cho gói ñiều khiển có thể kịp ñặt trước và cấu hình các tài nguyên tại các nút mà chùm quang dữ liệu sẽ ñi qua. Bằng cách ñó, mạng OBS ñã loại bỏ ñược yêu cầu