Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn lên sự sinh trưởng của Isochrysis Galbana Parker và thành phần, hàm lượng axit béo của nó

Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển, đến thành phần và hàm lượng các axit béo của tảo thì môi trường dinh dưỡng, độ mặn là hai nhân tố quan trọng nhất. Vì vậy, việc nghiên cứu để lựa chọn môi trường nuôi và độ mặn phù hợp cho I. galbana là điều rất cần thiết. Bài báo nhằm giới thiệu kết quả nghiên cứu bước đầu của các tác giả về vấn đề này. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 67-73 ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG, ĐỘ MẶN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA ISOCHRYSIS GALBANA PARKER VÀ THÀNH PHẦN, HÀM LƯỢNG AXIT BÉO CỦA NÓ Lê Thị Hương, Võ Hành Đại học Vinh Tóm tắt. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn lên sự sinh trưởng của Isochrysis galbana Parker 1949 và phân tích, xác định thành phần, hàm lượng các axít béo của tảo cho thấy, trong ba môi trường nhân nuôi: môi trường F2, môi trường Walner và môi trường TT3 thì môi trường F2 tảo I. galbana phát triển tốt nhất. Ở 3 độ mặn nghiên cứu (25‰, 30‰ và 35‰) thì tảo phát triển tốt nhất ở độ mặn 30‰, tuy nhiên nếu nuôi tảo ở quy mô sản xuất đại trà thì theo chúng tôi, nên tiến hành nuôi ở độ mặn 25‰. Về thành phần và hàm lượng axit béo, hàm lượng lipit tổng số chiếm trọng lượng tươi và có 10 axit béo đã được xác định – chiếm 75,06% tổng hàm lượng axit béo, trong đó axít béo bão hòa chiếm 30,75% còn axít béo chưa bão hòa – 44,31%. 1. Mở đầu Isochrysis galbana Parker là loài tảo đơn bào, có kích thước từ 4 – 5 m thuộc ngành Haptophyta. Hiện nay, I. galbana đang được sử dụng rộng rãi để làm thức ăn cho ấu trùng nuôi thủy sản do nó không độc, sinh trưởng nhanh, tế bào có kích thước nhỏ phù hợp cho sự tiêu hóa. Mặt khác, tế bào tảo có hàm lượng các axit béo không bão hòa đa nối đôi (PUFAs) cao [1]. Tuy nhiên, sự sinh trưởng, hàm lượng và thành phần các axit béo của tảo ở các giai đoạn phát triển có sự khác nhau đáng kể [2], và có thể thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện nuôi trồng như: chế độ dinh dưỡng, nhiệt độ, độ mặn, độ pH, photoperiod, cường độ ánh sáng và chất lượng ánh sáng [3], [4]. Ở Việt Nam, hiện chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về Isochyris [5], [7]. Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển, đến thành phần và hàm lượng các axit béo của tảo thì môi trường dinh dưỡng, độ mặn là hai nhân tố quan trọng nhất. Vì vậy, việc nghiên cứu để lựa chọn môi trường nuôi và độ mặn phù hợp cho I. galbana là

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
42    142    2    28-04-2024
57    69    2    28-04-2024
91    72    5    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.