Hiệu quả tích cực về môi trường của hầm biogas như đã nói ở trên là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, các hệ thống khí sinh học chưa phải là hệ thống xử lý sau cùng để đảm bảo đủ điều kiện xả thải an toàn vào môi trường. Chính vì vậy, trên cơ sở phân tích chất lượng nước thải đầu vào, đầu ra của 9 hầm biogas quy mô hộ gia đình ở Thừa Thiên Huế, bài báo định lượng hiệu quả xử lý các thông số môi trường cơ bản của nước thải chăn nuôi lợn. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để xác định các thông số ưu tiên trong việc xử lý tiếp theo nước thải đầu ra của hầm biogas. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN BẰNG HẦM BIOGAS QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH Ở THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thị Hồng, Phạm Khắc Liệu Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Bài báo trình bày kết quả đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi lợn của hầm biogas quy mô hộ gia đình tại Thừa Thiên Huế. Số liệu phân tích mẫu nước thải đầu vào và đầu ra ở 9 hầm biogas cho thấy, việc sử dụng hầm biogas để xử lý nước thải chăn nuôi lợn đã làm giảm đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm. Trung bình, COD giảm 84,7%, BOD5 giảm 76,3%, SS giảm 86,1%, VSS giảm 85,4%, TKN giảm 11,8%, T-P giảm 7,0% và Fecal coliform giảm 51,2%. Tuy nhiên, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đầu ra vẫn còn khá cao, vượt tiêu chuẩn cho phép (QCVN 24:2009/BTNMT, cột B, TCN 678 - 2006). Đặc biệt đáng quan tâm là nồng độ các chất dinh dưỡng ở các mẫu này rất cao, tiềm ẩn nguy cơ gây phú dưỡng khi xả thải vào các vực nước mặt. Từ khóa: hầm biogas, nước thải, chăn nuôi lợn, Thừa Thiên Huế. 1. Mở đầu Quá trình phân hủy sinh học kỵ khí được xem là giải pháp thích hợp để xử lý chất thải có nồng độ chất hữu cơ và chất rắn cao như nước thải chăn nuôi lợn. Sản xuất khí sinh học (biogas) từ chất thải là giải pháp tạo ra lợi ích kép: giảm thiểu ô nhiễm và biến chất thải thành nguồn năng lượng sạch hữu ích. Hiện nay, các dự án khí sinh học được triển khai trên khắp cả nước, nhờ vào các chương trình quốc gia, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế,. Riêng ở Thừa Thiên Huế, tính đến năm 2010, toàn tỉnh có trên 2600 hầm biogas quy mô hộ gia đình [1]. Trong đó, giai đoạn 2009 - 2010 có 500 hầm được xây dựng, tập trung tại các huyện như Phú Vang, Hương Thủy, Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền [2]. Hiệu quả tích cực về môi trường của hầm biogas như đã nói ở trên là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, các hệ thống khí sinh học chưa phải là hệ thống xử lý sau cùng để đảm bảo đủ điều kiện xả thải an toàn vào môi trường. Chính vì vậy, trên cơ sở phân tích chất lượng .