Nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) và áp dụng cho một số đô thị tại Việt Nam

Bài báo trình bày nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) để đánh giá và phân hạng môi trường đô thị Việt Nam. Đồng thời áp dụng chỉ số này để bước đầu đánh giá, phân hạng chất lượng môi trường đô thị cho thành phố Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh dựa trên dữ liệu môi trường thu thập được. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74B, Số 5, (2012), 93-102 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ (UEQI) VÀ ÁP DỤNG CHO MỘT SỐ ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM Trần Quang Lộc1, Phạm Khắc Liệu2 1 Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Huế 2 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Sự đô thị hóa “nóng” nhưng lại thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng đã dẫn đến nhiều vấn đề môi trường tại các đô thị như: suy giảm chất lượng nước mặt, ô nhiễm không khí, vấn đề thu gom chất thải rắn, cấp nước sinh hoạt. Do đó, quản lý môi trường khu vực đô thị do đó cũng ngày càng trở thành một vấn đề bức thiết. Để hỗ trợ các nhà quản lý nhận diện nhanh chóng, dễ dàng các vấn đề môi trường, công cụ chỉ số được xem là phù hợp. Một số chỉ số môi trường như chỉ số chất lượng nước WQI, chất lượng không khí AQI đã được nghiên cứu, tuy nhiên, một chỉ số tích hợp được nhiều yếu tố môi trường thành phần sẽ tốt hơn. Bài báo trình bày nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) để đánh giá và phân hạng môi trường đô thị Việt Nam. Đồng thời áp dụng chỉ số này để bước đầu đánh giá, phân hạng chất lượng môi trường đô thị cho thành phố Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh dựa trên dữ liệu môi trường thu thập được. Từ khóa: môi trường đô thị, chỉ số môi trường, UEQI. 1. Mở đầu Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam đang tăng lên một cách nhanh chóng, tỷ lệ dân số đô thị đã tăng từ 19,3% (năm 1986) lên 29,9% (năm 2010) và dự báo đến năm 2020 là 43 - 45% [3]. Sự đô thị hóa “nóng” nhưng lại thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng đã dẫn đến chất lượng môi trường một số đô thị vừa và lớn đã và đang bị suy giảm [1], [3]. Quản lý môi trường khu vực đô thị do đó cũng ngày càng trở thành một vấn đề bức thiết. Hiện nay, việc quản lý môi trường đô thị ở Việt Nam còn có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Các ngành khác nhau có cách đánh giá môi trường đô thị theo từng tiêu chí riêng biệt tùy vào lĩnh vực mình quản lý, chẳng hạn như ngành Tài nguyên, môi trường dựa vào các số liệu quan

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
120    82    4    23-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.