Việc sử dụng các chỉ thị phân tử liên kết chặt chẽ với các gen kháng rầy nâu dựa vào phản ứng PCR, nhằm gián tiếp xác định các giống lúa mang gen kháng rầy là phương pháp nhanh chóng và hiệu quả. Dựa vào 3 cặp mồi đặc hiệu cho các chỉ thị STS là BpE18-3, KAM4, RG457L/L tác giả đã xác định được giống lúa mang gen kháng rầy nâu. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 83-90 XÁC ĐỊNH SỰ HIỆN DIỆN CỦA GEN KHÁNG RẦY NÂU (NILARPAVATA LUGENS STAL) Ở MỘT SỐ GIỐNG LÚA (ORYZA SATIVA L.) Phạm Thị Thanh Mai2, Nguyễn Thị Như Ý1, Hoàng Thi Kim Hồng1 1 2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Bộ môn Công nghệ sinh học, Trường Cao đẳng Lương thực thực phẩm Đà Nẵng Tóm tắt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ thị phân tử STS BpE18-3 liên kết với gen bph1, chỉ thị KAM4 liên kết với gen bph2 và chỉ thị RG457 liên kết với gen bph10 để xác định sự hiện diện của 3 gen bph1, bph2 và bph10 trong các giống lúa IRRI 352, BG 367-2, Sài Đường Kiến An, Lốc Nước. Đây là những giống lúa có khả năng kháng rầy nâu, đã được Trung tâm Tài nguyên Thực vật, viện Khoa học Nông Nghiệp, Hà Nội, đánh giá và xếp loại về khả năng kháng rầy. Các giống lúa này được đưa về trồng ở Thừa Thiên Huế vào vụ Hè Thu năm 2010, thông qua việc theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển và đánh giá một số chỉ tiêu liên quan đến năng suất và phẩm chất, chúng tôi tiến hành thăm dò sự hiện diện của các gen kháng rầy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các giống IRRI 352, BG 367-2, Sài Đường Kiến An, Lốc Nước đều có sự diện diện của gen bph1. Ba giống IRRI 352, BG 367-2, Lốc Nước có sự hiện diện của gen bph2. Giống BG 367-2 có sự hiện diện của gen bph 10. Bốn giống lúa này là nguồn vật liệu quan trọng trong việc phát triển và lai tạo các giống lúa kháng rầy nâu, có năng suất cao ở Thừa Thiên Huế. Từ khóa: chỉ thị phân tử, gen kháng rầy nâu, lúa kháng rầy, quần thể rầy nâu. 1. Mở đầu Trong số các loại côn trùng hại lúa thì rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) là loại sâu hại nguy hiểm nhất (Murai và cộng sự, 2003), (Jena và cộng sự, 2010). Miền Trung Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng trong những năm gần đây, diện tích trồng lúa đã bị thu hẹp lại, trong khi đó dịch bệnh hại lúa, nhất là dịch rầy bùng phát làm giảm đáng kể năng suất lúa thu hoạch, gây thiệt hại nhiều cho người nông dân. Do vậy, việc chọn tạo .