Hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần nhiễm cho lạc (arachis hypogaea l.) ở Thừa Thiên Huế

Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu và sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần chỉ được thực hiện ở các tỉnh miền Bắc và miền Nam, riêng ở miền Trung và đặc biệt là ở Thừa Thiên Huế còn rất ít. Vì vậy việc nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần bón cho lạc tại địa bàn này là một vấn đề hết sức cần thiết nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất lạc, đồng thời góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững và ổn định. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012 HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI KHUẨN NỐT SẦN NHIỄM CHO LẠC (ARACHIS HYPOGAEA L.) Ở THỪA THIÊN HUẾ Trần Thị Xuân An, Trần Thị Xuân Phương, Trương Thị Diệu Hạnh, Nguyễn Bá Hai Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Tóm tắt. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm 2 chế phẩm VKNS được phối chế từ chủng vi khuẩn nốt sần (Rhizobium) NH1 và PC phân lập ở một số vùng trồng lạc tại Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân 2009 và 2010 cho hiệu quả rõ rệt: NSTT tăng so với đối chứng từ 10,05 – 29,25% đối với chế phẩm phối chế từ chủng NH1 và tăng từ 6,67 – 32,65% đối với chế phẩm phối chế từ chủng PC; Chỉ số VCR cũng biến động từ 2,41 – 5,90 đối với chế phẩm NH1 và từ 1,97 – 6,58 đối với chế phẩm PC. Chế phẩm VKNS có vai trò nhất định trong việc duy trì và cải thiện tính chất hóa học cũng như sinh học của đất trồng lạc. So với công thức không sử dụng chế phẩm, hàm lượng mùn, lân tổng số, đạm tổng số cũng như số lượng một số nhóm VSV có ích trong đất trồng lạc đều tăng lên khá rõ. Số lượng vi khuẩn tổng số trong đất ở các công thức sử dụng chế phẩm nhiều gấp 1,13 – 1,42 lần, số lượng VKNS nhiều gấp 1,16 – 2,99 lần và số lượng vi sinh vật phân giải lân cũng nhiều gấp 1,70 – 2,61 lần so với đối chứng. 1. Đặt vấn đề Trong thực tiễn nông nghiệp, sử dụng chế phẩm VKNS cho cây họ Đậu nói chung và cây lạc nói riêng đã được dùng ở nhiều nơi. Nó được xem như là một loại phân có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng. Sử dụng chế phẩm VKNS cho cây họ Đậu chỉ cần đầu tư kỹ thuật nhỏ, không tốn kém nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt không những không gây ô nhiễm môi trường mà còn nâng cao độ phì nhiêu của đất, cải thiện môi trường sinh thái. Ở nước ta trong những năm qua đã nghiên cứu thử nghiệm và triển khai thành công công nghệ sản xuất chế phẩm VKNS cho cây họ Đậu. Tuy nhiên, hiệu quả của loại chế phẩm này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hoạt tính của VKNS dùng để phối chế chế phẩm, điều kiện tự .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.