Ngữ nghĩa của động từ nghĩ trong Tiếng Việt

Bài viết này không chỉ thu thập nghĩa của động từ nhận thức “nghĩ” trên cơ sở định nghĩa của từ điển mà còn xem xét những ngữ cảnh khác nhau nơi động từ này có thể xuất hiện và được thay thế bởi các từ đồng nghĩa. Điều này cho phép chúng ta hình dung một cách đầy đủ những đặc trưng ngữ nghĩa của “nghĩ” và những từ đồng nghĩa với nó trong tiếng Việt. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012 NGỮ NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ NGHĨ TRONG TIẾNG VIỆT Nguyễn Thị Thu Hà Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Bài viết này không chỉ thu thập nghĩa của động từ nhận thức “nghĩ” trên cơ sở định nghĩa của từ điển mà còn xem xét những ngữ cảnh khác nhau nơi động từ này có thể xuất hiện và được thay thế bởi các từ đồng nghĩa. Điều này cho phép chúng ta hình dung một cách đầy đủ những đặc trưng ngữ nghĩa của “nghĩ” và những từ đồng nghĩa với nó trong tiếng Việt. 1. Đặt vấn đề Hoạt động nhận thức là hoạt động bản chất và đặc thù của con người. Thời nào và ở đâu cũng thế, con người không thể tồn tại và phát triển nếu không có nhận thức. Nhưng hoạt động này có tính tinh thần, hoàn toàn trừu tượng, diễn ra không có một dấu vết nào, nhờ phương tiện ngôn ngữ mà được di chuyển ra bên ngoài. Chính ở đây, trong quá trình sáng tạo ngôn ngữ, con người đã có nhu cầu gọi tên hoạt động này bằng một số các từ ngữ gọi chung là từ ngữ chỉ hoạt động nhận thức, bao gồm nghĩ, nghĩ bụng, tính, đoán, suy, động não, lưu tâm, hiểu, biết, nhớ, quên, nhận thấy, vỡ vạc. Trong số này, chúng tôi quan tâm đến động từ nghĩ. Nghĩ được chọn làm từ đại diện cho nhóm này là bởi: - Nó được xem là từ nguyên sơ (primary word) của ngôn ngữ tự nhiên, thuộc vào những từ có năng lực làm siêu ngôn ngữ để giải thích, minh họa cho các từ phức tạp khác trong phạm trù ngữ nghĩa liên quan đến hoạt động nhận thức. Điều này đã được A. Wierzbicka công bố trong cuốn sách Các sơ giản ngữ nghĩa (Semantic primitives) vào năm 1972 (được bổ sung qua các năm 1980, 1996), trong đó động từ think (nghĩ) được xếp vào mục vị từ tinh thần (cùng với know, want, feel, see, hear). - Nó cùng với một số động từ cảm nghĩ cơ bản khác (hiểu, biết, cảm thấy, tin, yêu, muốn.) tạo nên một tiểu hệ thống từ vựng quan trọng nối kết với thế giới tinh thần thầm kín của con người. 2. Nghĩa của động từ nghĩ trong tiếng Việt Trong Giáo trình Việt ngữ (1962), căn cứ vào ý nghĩa khái quát của .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.