Nghiên cứu ảnh hưởng của Chitosan Oligosaccharide lên sinh trưởng và năng suất cây lạc giống lạc L14

Nghiên cứu và sử dụng hợp chất có nguồn gốc tự nhiên trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống là một trong những hướng đang được đặc biệt quan tâm hiện nay. Chitosan và các dẫn xuất của chúng là các sản phẩm tự nhiên, không độc, phân hủy sinh học và thân thiện với môi trường. Chúng có thể ứng dụng trong nông nghiệp nhờ các hoạt tính sinh học như: kích thích sự nảy mầm và sinh trưởng thực vật, làm tăng hàm lượng chlorophyll, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây, làm giảm stress . Tham khảo nội dung bài viết để biết thêm chi tiết. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHITOSAN OLIGOSACCHARIDE LÊN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY LẠC GIỐNG LẠC L14 Võ Thị Mai Hương, Trần Thị Kim Cúc Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Chitosan oligosaccharid (COS) có tác dụng kích thích sinh trưởng của lạc, tăng khả năng hình thành nốt sần, kích thích sự ra hoa và tăng năng suất của lạc, đặc biệt ở nồng độ COS 100-150 ppm. Số lượng và trọng lượng nốt sần của lạc tăng đạt cao nhất (146,5 nốt sần/cây và 1,19g/cây) ở nồng độ COS 100-150 ppm. Đặc tính ra hoa của lạc (thời gian ra hoa, số lượng hoa.) cũng có sự thay đổi ở các lô có xử lý COS. Các yếu tố cấu thành năng suất của lạc tăng ở nồng độ COS 100200 ppm. Ở giai đoạn thu hoạch, các lô có xử lý COS đều có hàm lượng chất khô cao hơn so với đối chứng và COS có nồng độ 100-150 ppm có hiệu quả nhất đối với khả năng tích lũy chất khô của cây lạc với hàm lượng 26,18-27,06%. Năng suất đạt cao nhất là 32,82 tạ/ha khi xử lý COS nồng độ 100 ppm, tăng 20,70%. 1. Mở đầu Nghiên cứu và sử dụng hợp chất có nguồn gốc tự nhiên trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống là một trong những hướng đang được đặc biệt quan tâm hiện nay. Chitosan và các dẫn xuất của chúng là các sản phẩm tự nhiên, không độc, phân hủy sinh học và thân thiện với môi trường. Chúng có thể ứng dụng trong nông nghiệp nhờ các hoạt tính sinh học như: kích thích sự nảy mầm và sinh trưởng thực vật, làm tăng hàm lượng chlorophyll, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây, làm giảm stress .[1], [6], [11], 12]. Ngoài ra, chúng còn có hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virus và được ứng dụng như là thuốc bảo vệ thực vật [4], [10]. Trọng lượng phân tử của chitosan có ảnh hưởng đến hoạt tính sinh học của nó. Chitosan có trọng lượng phân tử trong khoảng 5-20 kDa biểu hiện hoạt tính sinh học cao hơn chitosan có trọng lượng phân tử lớn [8]. Hiện nay, đã có một số nghiên cứu cắt mạch chitosan bằng các phương pháp vật lý, hóa học, sinh học để tạo các chitosan .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.