Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước hướng tới mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Từ năm 1991, khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên được đề cập tới ở Việt Nam và chính thức trở thành một nguyên tắc hiến định, định hướng cho quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước Việt Nam vào năm 2002. Để xây dựng một nhà nước pháp quyền, cùng với các lĩnh vực khác, cần xây dựng một nhà nước pháp quyền về tôn giáo. Tham khảo bài viết sau đây để biết thêm nội dung chi tiết. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 1 (2015) 63-68 Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước hướng tới mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở nước ta Thích Bảo Nghiêm* Giáo hội Phật giáo Việt Nam 15A Hồ Xuân Hương, Hai Bà Trưng, Hà Nội Nhận ngày 10 tháng 01 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 16 tháng 2 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 18 tháng 3 năm 2015 Tóm tắt: Từ năm 1991, khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên được đề cập tới ở Việt Nam và chính thức trở thành một nguyên tắc hiến định, định hướng cho quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước Việt Nam vào năm 2002. Để xây dựng một nhà nước pháp quyền, cùng với các lĩnh vực khác, cần xây dựng một nhà nước pháp quyền về tôn giáo. Ngay từ khi giành được chính quyền, chính phủ Việt Nam đã có những bước đi đầu tiên để giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức tôn giáo và đến nay, chúng ta đã có những bước tiến dài trong việc thể chế hóa các quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của quần chúng và các hoạt động của các tổ chức tôn giáo. Tuy nhiên, để đạt được mục đích cuối cùng, Nhà nước cần hoàn thiện thêm chính sách về tôn giáo trong thời gian tới. Từ khóa: Nhà nước pháp quyền, chính sách tôn giáo. Với hơn 2000 năm tồn tại và phát triển trên đất Việt Nam, Phật giáo có thể không ngần ngại khi khẳng định, hoàn toàn hiểu rõ mục đích, bản chất và vai trò của nhà nước Việt Nam ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử. Chính từ những hiểu biết đó, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong việc bảo vệ đất nước cũng như việc xây dựng một nhà nước, một xã hội ngày càng ưu việt hơn.∗ điểm của Phật giáo. Những giai đoạn sau, dù không còn tham gia vào chính trường song Phật giáo vẫn luôn quan tâm đến những thay đổi trong nhận thức, đến sự phát triển, hoàn thiện về quan điểm, đường lối lãnh đạo và những hành động cụ thể trong thực tế của nhà nước, bởi những yếu tố này có tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của Phật giáo nói riêng, các tôn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
58    66    3    28-04-2024
32    95    3    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.