Khảo sát sự biến động về thành phần loài động vật nổi (zooplankton) ở đầm Phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế

Tìm hiểu, đánh giá những tác động của các công trình đến thành phần loài động thực vật thủy sinh, đến tài nguyên đầm phá, hiểu rõ nguyên nhân và các giải pháp giảm thiểu những tác động này là rất cần thiết hiện nay. Bài báo này khảo sát sự biến động cấu trúc, thành phần loài động vật nổi (Zooplankton) ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 123-133 KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT NỔI (ZOOPLANKTON) Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Võ Văn Phú, Hoàng Đình Trung Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Hệ đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai nằm ở tọa độ khoảng 16014’ – 16042’ độ vĩ Bắc và 107022’ – 107057’ độ kinh Đông, kéo dài chạy dọc trên 68 km theo bờ biển Thừa Thiên Huế với diện tích hơn ha. Hệ đầm phá này lớn nhất ở Đông Nam Á, tiêu biểu cho hệ thống đầm phá ở Việt Nam. Chúng tôi tiến hành thu thập, phân tích mẫu vật liên tục 15 tháng (từ tháng 7/2008 đến tháng 11/2009), đã xác định được 43 loài động vật nổi (Zooplankton) thuộc 24 giống của 18 họ và 3 bộ. Trong thành phần loài động vật nổi ở Tam Giang - Cầu Hai, bộ giáp xác Chân chèo (Copepoda) có số loài nhiều nhất với 37 loài (chiếm 86,04%), tiếp đến là bộ giáp xác Râu ngành (Cladocera) với 5 loài (chiếm 11,63%); trùng Bánh xe (Rotatoria) với 1 loài (chiếm 2,33%). Đã phát hiện thêm 9 loài, 01 họ mới bổ sung cho khu hệ động vật nổi ở vùng nghiên cứu. Khảo sát sự biến động về mật độ động vật nổi có sự biến động khá rõ theo mùa: Mùa khô có mật độ cao hơn hẳn mùa mưa. Vào mùa mưa, số loài tăng lên, nhưng mật độ giảm. 1. Mở đầu Thừa Thiên Huế được đặc trưng bởi hệ đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất vùng Đông Nam Á với diện tích ha, kéo dài trên 68km dọc bờ biển của tỉnh và gồm 5 đầm kế tiếp nhau: Phá Tam Giang, đầm An Truyền, Sam, Thủy Tú và Cầu Hai. Hệ đầm phá là vùng có giá trị về kinh tế - xã hội, lịch sử - văn hóa, đặc biệt về sinh thái và môi trường, mỗi năm đầm phá cung cấp hàng ngàn tấn thủy sản từ hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao đời sống của dân cư trong vùng đầm phá. Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nhận nước ngọt từ hầu hết các sông lớn trong khu vực (sông Hương, Bồ, Ô Lâu, Đại Giang và Truồi), đồng thời thông với biển qua hai cửa Thuận An và Tư Hiền. Chính vì vậy, các yếu tố sinh thái trong hệ đầm

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
88    546    2    29-04-2024
201    344    2    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.