Giáo viên là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thành công trong triển khai, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên tiểu học ở vùng cao hiện nay còn gặp nhiều khó khăn về kiến thức, kĩ năng, phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Trên cơ sở khảo sát năng lực chuyên môn của giáo viên tiểu học ở 5 huyện vùng cao tỉnh Lào Cai, bài viết đề cập một số giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học, đáp ứng yêu cầu chương trình mới. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 11-15 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VÙNG CAO TỈNH LÀO CAI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH MỚI Vũ Thị Bình - Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai Ngày nhận bài: 30/08/2018; ngày sửa chữa:15/09/2018; ngày duyệt đăng: 19/09/2018. Abstract: Teachers are an important factor in decided the success implementing and implementing of the new general education curriculum. Particularly, the contingent of primary teachers in upland area still face many difficulties in knowledge, skills and teaching methods in the direction of capacity development. Based on the survey of primary competencies of primary teachers in five upland districts in Lao Cai province, the article mentions a number of training and upgrading measures for professional qualifications of primary school teachers. new program requirements. Keywords: Training, fostering, professional capacity, primary school teachers, mountainous areas. 1. Mở đầu Hiện nay, nước ta đang thực hiện nhiều chính sách ưu tiên cho phát triển GD-ĐT, tập trung đổi mới giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó, công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao năng lực (NL) đội ngũ nhà giáo là nhiệm vụ quan trọng, mang tính đột phá trong việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Theo tác giả Trần Bá Hoành, đội ngũ giáo viên (GV) là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục [1]. Tác giả Vũ Thị Sơn cho rằng: “Những thay đổi hiện nay của xã hội đã dẫn đến những thay đổi trong vai trò, nhiệm vụ của người GV, do đó họ phải được bồi dưỡng, tập huấn để đáp ứng yêu cầu này” [2]. Như vậy, có thể nói, vấn đề bồi dưỡng GV để đáp ứng nhiệm vụ đào tạo theo định hướng NL của chương trình mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay các