Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng ngân hàng. Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác hạn chế rủi ro tín dụng của SGD III - BIDV. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại SGD III. Mời các bạn tham khảo! | i LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của các ngân hàng. Tín dụng là hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại và cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro. Tác động của rủi ro tín dụng đối với hoạt động ngân hàng thương mại là hết sức to lớn mà hậu quả là kết quả kinh doanh của ngân hàng bị giảm sút, trong nhiều trường hợp nếu rủi ro tín dụng quá lớn có thể đưa ngân hàng đến tình trạng vỡ nợ, phá sản. Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp để hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng thực sự cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” có tính cấp thiết cao, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng ngân hàng. - Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác hạn chế rủi ro tín dụng của SGD III - BIDV. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại SGD III. CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại . Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng thương mại Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa, từ chỗ là ngân hàng của các thợ vàng, người cho vay, ngân hàng sơ khai đã trở thành ngân hàng thương mại ii với chức năng chủ yếu là cho vay ngắn hạn rồi tiếp đó mở rộng cho vay trung và dài hạn, cho vay để đầu tư vào bất động sản, cho vay tiêu dùng, kinh doanh chứng khoán khi cả ba nghiệp vụ: nợ (huy động vốn), nghiệp vụ có (cho vay) và nghiệp vụ trung gian (thanh toán) được hình thành thì lúc đó ngân hàng thực thụ đã xuất hiện. Theo hiệp định Basel II, “Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.