Bài báo đề cập yếu tố đa ngôn ngữ: phân biệt rõ các khái niệm liên quan, đặc biệt là cặp khái niệm Plurilinguisme Multilinguisme và chia sẻ một vài kinh nghiệm trong quá trình vận dụng chúng vào thực tế dạy/học Thực Hành Tiếng Pháp với đối tượng đầu vào Khối D1. | YẾU TỐ ĐA NGÔN NGỮ TRONG DẠY/HỌC THỰC HÀNH TIẾNG PHÁP ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẦU VÀO KHỐI D1 Phan Thị Kim Liên * TÓM TẮT Bài báo đề cập yếu tố đa ngôn ngữ: phân biệt rõ các khái niệm liên quan, đặc biệt là cặp khái niệm Plurilinguisme/Multilinguisme và chia sẻ một vài kinh nghiệm trong quá trình vận dụng chúng vào thực tế dạy/học Thực Hành Tiếng Pháp với đối tượng đầu vào Khối D1. Từ khóa : đa ngôn ngữ, thực hành tiếng Pháp, đầu vào, khối D1 MULTILINGUAL FACTORS IN TEACHING AND LEARNING FRENCH PRACTICE SKILLS FOR STUDENTS WHOSE ENTRANCE SUBJECTS ARE OF GROUP D1 ABSTRACT The article mentions multilingual factors, distinguishes relevant concepts, especially between Plurilinguisme and Multilinguisme and share some experience in applying them into the reality of teaching and learning French Practice for entrance students of group D1. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, với sự hội nhập quốc tế sâu rộng và xu hướng toàn cầu hóa trên nhiều phương diện, trải qua nhiều thập niên tiến triển, khái niệm « đa ngôn ngữ » (plurilinguisme), ngày càng được chú trọng và trở thành lĩnh vực nghiên cứu tiềm năng được các nhà khoa học quan tâm. Ở Việt Nam và các nước trong khu vực, nhiều hội nghị, hội thảo về chủ đề « Đa ngôn ngữ » đã được tổ chức, như : « Hội thảo cấp Vùng Châu Á Thái Bình Dương về giảng dạy đa ngôn ngữ » tại Hà Nội, tháng 04/2012 ; « Hội thảo cấp Vùng Châu Á TBD về Giảng dạy tiếng Pháp trong bối cảnh đa ngôn ngữ » tại Vientiane – Lào, tháng 12/2013. Trong bối cảnh đầu vào tiếng Pháp ngày càng thu hẹp do nhu cầu khách quan của xã hội, việc mở rộng đối tượng tuyển sinh cho các khoa Tiếng Pháp trên cả nước nói chung và đặc biệt là ở Khoa Tiếng Pháp của ĐHNN- ĐHH nói riêng là một hướng đi đúng đắn nhằm thu hút đầu vào, tạo cơ hội việc làm và đối tượng mới, phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Lâu nay, chúng ta thường nói đến vai trò của tiếng mẹ đẻ trong việc dạy/học ngoại ngữ (ở đây chỉ xin đề cập việc dạy/học tiếng Pháp). Trong quá trình đó, cả người dạy lẫn người học đều