Dấu tích tiếng Khách Gia trong tiếng Việt

Khi khảo sát mối tương quan giữa Bách Bộc và Bách Việt, về sự hình thành cư dân Lạc Việt mà được coi là tổ tiên của người Kinh hiện nay, thì một số điểm tương đồng khá thú vị giữa tiếng Việt và tiếng Khách Gia có thể đem đến cho chúng ta cơ sở nhìn nhận mới toàn diện hơn về nguồn gốc tiếng Việt. | DẤU TÍCH TIẾNG KHÁCH GIA TRONG TIẾNG VIỆT VÕ TRUNG ĐỊNH Khi khảo sát mối tương quan giữa Bách Bộc và Bách Việt, về sự hình thành cư dân Lạc Việt mà được coi là tổ tiên của người Kinh hiện nay, thì một số điểm tương đồng khá thú vị giữa tiếng Việt và tiếng Khách Gia có thể đem đến cho chúng ta cơ sở nhìn nhận mới toàn diện hơn về nguồn gốc tiếng Việt. I. MỞ ĐẦU Qua gần 200 năm đi xác định nguồn gốc tiếng Việt, với nhiều quan điểm, giả thuyết và tranh luận khác nhau, tạm lấy mốc 1852 khi lần đầu tiên . Logan trong bài nghiên cứu Ethnology of the Indo-Pacific Islands xếp tiếng Việt vào dòng Mon-Khmer, họ Nam Á, thì tiếng Việt ngày nay được hầu hết các học giả trong và ngoài nước chứng minh và chấp nhận quan điểm này, và đây hầu như đã trở thành quan điểm chính thống cho các nhà nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Dòng Mon-Khmer ở Trung Quốc trong các thư tịch từ thời Đường trở đi được gọi là “Bộc” với các cách viết 濮,朴 hoặc 浦. Có nhà nghiên cứu còn cho rằng, người Bộc sinh sống ở lưu vực sông Trường Giang trước thời Tiên Tần là những cư dân nói thứ tiếng thuộc dòng Mon-Khmer, thời gian sau đó họ di chuyển xuống sinh sống ở vùng Tây Nam (Quảng Tây, Vân Nam), do đó trong kho từ vựng của các dân tộc vùng này còn lưu giữ rất nhiều yếu tố tương đồng với tiếng Mon-Khmer. [1, 85] Đây là những khu vực tiếp giáp với Việt Nam, cư dân ở những vùng đất rộng lớn này liên tục xảy ra các cuộc di cư và hội tụ của các tộc người, sự tiếp xúc giữa các chi nhóm ngôn ngữ là xảy ra thường xuyên và lâu dài, vì thế khi nghiên cứu các yếu tố cấu thành tiếng Việt trên bình diện so sánh-lịch sử thì phải tính tới nhiều nguồn ngôn ngữ khác nhau đã ảnh hưởng và lưu lại dấu tích trong lớp từ vựng cơ bản tiếng Việt ngày nay. II. NỘI DUNG 1. Bách Bộc và Bách Việt Về vấn đề người Bộc và các dân tộc Bộc, tục gọi Bách Bộc 百濮, các học giả Trung Quốc xưa nay cũng từng nghiên cứu và có nhiều tranh luận khác nhau. Tựu trung lại quan điểm tạm thống nhất hiện nay là: người Bộc chưa từng hình thành một dân .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.