Mục đích nghiên cứu của đề tài bao gồm: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng của ngân hàng thương mại. Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank. Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng của VPBank. Mời các bạn tham khảo! | vi TÓM TẮT LUẬN VĂN LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản trị rủi ro tín dụng đang là một yêu cầu cấp thiết đặt ra với toàn ngành ngân hàng cũng như đối với cả nền kinh tế. Một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được vận hành tốt sẽ giúp cho ngân hàng hoạt động an toàn và lành mạnh thông qua việc đưa ra các quyết định đúng đắn. Tại VPBank, hệ thống xếp hạng tín dụng đã được xây dựng và đưa vào vận hành từ năm 2008. Qua quá trình hoạt động, hệ thống đã trở thành một công cụ hữu hiệu trong công tác quản trị rủi ro của Ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hệ thống vẫn bộc lộ một số những bất cập cần hoàn thiện để đáp ứng được các định hướng phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới. Đó chính là lý do tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài bao gồm: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng của ngân hàng thương mại. Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank. Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng của VPBank. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống xếp hạng tín dụngnội bộ của ngân hàng thương mại. vii Phạm vi nghiên cứu là hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank, với các dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp duy vật biện chứng, vận dụng các nguyên tắc khách quan, toàn diện và thống nhất giữa lịch sử và logic; phương pháp khảo nghiệm tổng kết thực tiễn; phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống để tiếp cận đối tượng .