Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay lại nguồn vốn ODA tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1 - Tổng quan về hiệu quả cho vay lại nguồn vốn ODA, chương 2 - Thực trạng hiệu quả cho vay lại nguồn vốn ODA tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và chương 3 - Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay lại nguồn vốn oda tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | i PHẦN MỞ ĐẦU Vốn đầu tư cho phát triển là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, mục tiêu đặt ra là thực hiện thành công quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó việc thu hút vốn đầu tư trở thành chiến lược quan trọng của đất nước. Nguồn vốn ODA được chính phủ Việt Nam đánh giá là một trong những nguồn vốn quan trọng của Ngân sách Nhà nước được sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn này đã phần nào đáp ứng nhu cầu bức thiết về vốn trong công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nuớc, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn trong nước cho thấy cơ chế quản lý nguồn vốn là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả thực hiện các Dự án sử dụng nguồn vốn ODA. Do vậy, trong Dự án Tài chính nông thôn I và II WB và chính Phủ Việt Nam đã giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam quản lý và là đầu mối cho vay lại tới các định chế tài chính hoạt động tại Việt Nam. Dự án này được thực hiện theo cơ chế tín dụng bán buôn và bán lẻ tín dụng. Hoạt động Tín dụng này là hoạt động ngân hàng hiện đại, theo đó, các nhà tài trợ cung cấp hỗ trợ phát triển (ODA) cho Chính phủ Việt Nam thông qua một Định chế tài chính được lựa chọn làm ngân hàng cho vay lại tới các định chế tài chính khác và một số định chế tài chính này sẽ thực hiện cho vay bán lẻ tới những người vay cuối cùng. Mặc dù kết quả là khả quan, nhưng hoạt động cho vay lại nói chung và hoạt động cho vay lại nguồn vốn ODA nói riêng còn khá mới mẻ tại Việt Nam, nên trong quá trình triển khai hoạt động còn gặp nhiều khó khăn, khiếm khuyết. Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ bản chất, chức năng và tiềm năng phát triển để đưa ra các giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả loại hình kinh doanh này có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Đây là lý do .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.