Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Vĩnh Phúc

Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1 - Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn, chương 2 - Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại và chương 3 - Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội Chi nhánh Vĩnh Phúc. Mời các bạn tham khảo! | TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán. Trong hoạt động ngân hàng, tín dụng là một lĩnh vực quan trọng, là nghiệp vụ trọng điểm ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại phát triển của ngân hàng. Chính vì thế, việc nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề cốt yếu nhất trong hoạt động quản trị, hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng yếu tố rủi ro luôn thường trực và ở mức tỷ lệ khá cao, do đó mà tại các ngân hàng người ta luôn dành sự chú ý đặc biệt đến việc kiểm soát cũng như những biện pháp để chống đỡ, hạn chế rủi ro tín dụng. Một trong những biện pháp hữu hiệu là việc đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng của các khoản tín dụng. Đảm bảo chất lượng tín dụng đem đến lợi ích cho cả các NHTM, các doanh nghiệp nói riêng và tổng thể nền kinh tế nói chung. Xét riêng về phía ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng đem lại các kết quả tích cực sau:” - Góp phần đảm bảo và làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, bởi tín dụng là nghiệp vụ mang lại doanh lợi chủ yếu cho ngân hàng. - Giúp cho ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn bằng các hình thức và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, qua đó tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. - Tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý và các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn đã cho vay. Xuất phát từ tình hình trên, qua quá trình làm việc tại chi nhánh cùng sự hướng dẫn tận tình của Trương

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.