Trong năm 2010, Khoa Luật ‐ Đại học Quốc gia Hà Nội đã xuất bản cuốn sách Hỏi đáp về Quyền con người dựa trên cuốn Giáo trình kể trên nhằm giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận với những nội dung cốt lõi nhất của vấn đề nhân quyền. . | H Ỏ I Đ Á P V Ề Q U Y Ề N C O N N GƯ Ờ I Phần III NỘI DUNG KHÁI QUÁT CỦA MỘT SỐ QUYỀN CON NGƢỜI CƠ BẢN THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM – 146 – N ỘI D U N G K H Á I Q U Á T C ỦA M ỘT S Ố Q U Y Ề N C O N N G ƯỜI Câu hỏi 64 Quyền sống được quy định như thế nào trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam? Trả lời Quyền sống (the right to life) được quy định trong Điều 3 UDHR và Điều 6 ICCPR. Đây được coi là “quyền quan trọng nhất của con người mà trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia, cũng không thể bị vi phạm.” 33. Theo Điều 6 ICCPR, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thực hiện những biện pháp thích hợp để bảo vệ mọi người khỏi nguy cơ bị tước đoạt tính mạng một cách tùy tiện bởi mọi chủ thể. Theo Ủy ban giám sát thực hiện ICCPR (Ủy ban nhân quyền - Human Rights Committee), yêu cầu này bao gồm cả các biện pháp để làm giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ, trẻ em; xóa bỏ tình trạng suy dinh dưỡng và dịch bệnh cũng như nâng cao các tiêu chuẩn sống cho người dân. Có nghĩa là việc bảo đảm quyền sống không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là bảo đảm sự toàn vẹn về tính mạng mà còn bao hàm việc bảo đảm sự tồn tại của con người. 34 Quyền sống liên quan đến vấn đề hình phạt tử hình. Mặc dù ICCPR chỉ khuyến nghị chứ không bắt buộc các quốc gia phải xóa bỏ hình phạt tử hình, Điều 6 Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên giới hạn việc áp dụng hình phạt này với „những tội ác Ủy ban nhân quyền, Bình luận chung số 3. 33 34 Bình luận chung số 6. – 147 – H Ỏ I Đ Á P V Ề Q U Y Ề N C O N N GƯ Ờ I nghiêm trọng nhất‟, và không được áp dụng hình phạt này với những người dưới 18 tuổi, cũng như không được thi hành án tử hình những phụ nữ đang mang thai 35. Trong pháp luật Việt Nam, liên quan đến quyền sống, Điều 71 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi năm 2002, sau đây viết tắt là Hiến pháp) quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”. Quy định này được tái khẳng .