Được sắp xếp trật tự theo từng lĩnh vực tách biệt, tập 2 của Kể chuyện danh nhân Việt Nam sẽ là những câu chuyện về những con người tiên phong dũng cảm. Họ là những con người tài hoa đã bước những bước đầu tiên, đặt nền móng trên nhiều lĩnh vực: văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế. Mời các bạn cùng đón đọc. | BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM Phan Khôi Người khởi xướng phong trào “thơ mới” trong thi ca Việt Nam hiện đại “Phan Khôi là một trong những nhà văn xuất sắc nhất trong phái Nho học. Ở một nhà cựu học như ông, người ta đã thấy nhiều cái rất mới, nhiều cái mà đến nhiều nhà tân học cũng phải cho là “mới quá. Đó thật là một sự chẳng ngờ.” (Vũ Ngọc Phan – Nhà văn hiện đại). Một trong những cái mới đầu tiên của Phan Khôi là “tấn công” mãnh liệt vào thành trì thơ cũ, để từ đó mở ra một lối thơ mới từ thập niên 30 của thế kỷ XX. Trước đây cả hàng ngàn năm, do ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Nhà thơ Phan Khôi (18871959) Trung Quốc, các nhà văn nhân tài tử nước ta khi làm thơ thường tuân thủ niêm luật một cách nghiêm ngặt. Hình ảnh nhiều lúc giả tạo, vay mượn; ngôn ngữ nhiều khi quá trau chuốt, dùng nhiều điển tích, điển cố xa xôi bên Tàu mất hẳn tính chân thực vốn cần thiết cho thơ; thậm chí họ còn quan niệm tiếng Nôm của dân tộc “nôm na là cha mách qué” mà phải dùng chữ Hán để diễn đạt tư tưởng của mình! Nói như vậy, không phải nhằm mục đích phủ nhận kho tàng thi ca cổ điển của nước nhà - mà để thấy rằng với niêm luật nghiêm ngặt, ràng buộc từng câu chữ, bó buộc từng vần điệu đã hạn chế không ít tinh thần sáng tạo của văn nhân trong nước. Điều này, theo Phan Khôi là do ảnh hưởng 110 TẬP 2: NHỮNG NGƯỜI VIỆT NAM ĐI TIÊN PHONG của khoa cử, nhưng khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng bãi bỏ chế độ thi cử chữ Hán thì loại thơ cũ cũng dần dần mất vị trí độc tôn. Văn minh phương Tây đã thổi một luồng gió mới vào nước ta, sự va chạm của hai luồng tư tưởng Đông - Tây đã tạo ra những thay đổi trong tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn học, tình cảm. Các trí thức như Phạm Quỳnh, Trịnh Đình Rư, Phan Khôi. đã công khai công kích thể thơ có quá nhiều ràng buộc đã nêu trên. Chẳng hạn, trong Chương dân thi thoại, Phan Khôi viết: “Thật thế, An Nam ta phần nhiều làm thi cứ mỗi bài tám câu, mỗi câu bảy chữ, cái đó đã thành ra như một cái luật chung mà ít ai nghĩ thử tại làm .