Mục tiêu nghiên cứu: Khái quát và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cho vay tiêu dùng trong các ngân hàng thương mại; phân tích, đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Vietibank CN TP Hà Nội, đưa ra các giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CNTP Hà Nội. Mời các bạn tham khảo! | TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ I. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam hiện chỉ mới ở giai đoạn hình thành. Dù được đánh giá là thị trường tiềm năng với tốc độ phát triển 20%/năm, nhưng sau 10 năm dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 8% GDP. Tuy nhiên, đây là thị trường đầy tiềm năng, có thể phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần tại Việt Nam. Vì GDP của Việt Nam tăng trưởng ổn định và vẫn tăng dần qua hàng năm, theo đó thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên. Khi thu nhập tăng, nhu cầu mua sắm của người dân cũng sẽ tỷ lệ thuận theo và đó là điều kiện và yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy thị trường tài chính tiêu dùng. Bên cạnh đó, dân số Việt Nam trẻ, độ tuổi lao động hiện chiếm tới khoảng 60%, mà những đối tượng này có rất nhiều nhu cầu: mua nhà, sắm xe, các vật dụng cần thiết cho cuộc sống. Các bạn trẻ cũng có tư duy hiện đại hơn, quyết đoán trước các nhu cầu tài chính của bản thân và gia đình. Những năm qua, Việt Nam cũng thu hút đầu tư nước ngoài rất hiệu quả. Hàng chục tỷ USD của các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ vào Việt Nam, số lượng chuyên gia, lao động người nước ngoài sang Việt Nam cũng rất nhiều và đây là những nhóm khách hàng ưa thích và sử dụng dịch vụ tài chính tiêu dùng. Tại Hà Nội, với mật độ dân cư đông đúc, số lượng các bạn trẻ ra trường mỗi năm lên tới con số hàng nghìn trong đó nhiều người quyết định sống và làm việc tai Hà Nội, các dự án xây dựng chung cư ở địa bàn ngày càng gia tăng đáp ứng nhu cầu của người dân, thành phố nhiều nơi được quy hoạch mở rộng, đây là thị trường đầy tiền năng của các ngân hàng thương mại để phát triển cho vay tiêu dùng. “Chính vì thế, các ngân hàng thương mại cần đẩy mạnh hoạt động cho vay hơn nữa, để phát huy vai trò trung gian tài chính của mình, trở thành kênh kết nối có hiệu quả giữa nguồn vốn ngân hàng huy động được với nhu cầu bị giới hạn bởi khả năng thanh toán của người tiêu dùng, từ đó tạo lợi nhuận cho chính ngân hàng và đóng góp cho sự phát triển .