Các bạn cùng tham khảo Đề khảo sát kiến thức THPT môn Sinh học 12 năm 2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 409 tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công. | SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang) KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT LẦN 1 NĂM 2018-2019 MÔN: SINH HỌC - LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề 409 Câu 81: Một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen 0,81 AA : 0,18 Aa : 0,01 aa. Tần số tương đối của các alen A và a trong quần thể này lần lượt là A. 0,3 và 0,7. B. 0,4 và 0,6. C. 0,9 và 0,1. D. 0,7 và 0,3. Câu 82: Các cây dây leo quấn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào? A. Hướng tiếp xúc. B. Hướng nước. C. Hướng sáng. D. Hướng đất. Câu 83: Một gen cấu trúc có 4050 liên kết hiđrô, hiệu số giữa nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 20%. Sau đột biến chiều dài gen không các phát biểu sau: I. Gen ban đầu có số lượng từng loại nuclêôtit là A = T = 450, G = X = 1050. II. Nếu sau đột biến tỉ lệ A/G của gen đột biến bằng 42,90% thì đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T. III. Nếu sau đột biến tỉ lệ A/G bằng 42,72% thì đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X. IV. Dạng đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X sẽ làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 84: Trong một tế bào sinh tinh, có hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là A. ABb và A hoặc aBb và a. B. Abb và B hoặc ABB và b. C. ABB và abb hoặc AAB và aab. D. ABb và a hoặc aBb và A. Câu 85: Nhân tố nào dưới đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể? A. Đột biến. B. Di - nhập gen. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 86: Cho các nhân tố sau: I. Đột biến. II. Giao phối ngẫu nhiên. III. Chọn lọc tự nhiên. IV. Giao phối không ngẫu nhiên. V. Di - nhập gen. Theo thuyết tiến hoá tổng hợp, các nhân tố tiến hoá là A. I, II, III, V. B. I, III, IV, V. C. II, III, IV, V. D. I, II, III, .