Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc dạy học các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với cấp trung học cơ sở. Ở cấp học này học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản và phát triển các năng lực. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là một trong những năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển cho học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Bài báo trình bày quy trình phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở thông qua phương pháp bàn tay nặn bột. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 15-21 QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT Lê Thị Đặng Chi - Trường Đại học Quy Nhơn Trần Trung Ninh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 11/10/2018; ngày sửa chữa: 25/10/2018; ngày duyệt đăng: 29/10/2018. Abstracts: Hands on method is an active learning way which is suitable for teaching natural sciences, especially for students in secondary school. In this stage, they start studying dramatically scientific knowledge, forming the basic concepts and the development of the capacity. Solving problem capability and creativity is one of the core competencies which need to be set up and developed for students to meet the requirements. This article presents a process for developing solving problem skills and creative capacity through the hands on method in secondary schools. Keywords: Ability, solving problem and creativity capacity, secondary school, hands on method. 1. Mở đầu Năng lực (NL) giải quyết vấn đề và sáng tạo (GQVĐVST) trong học tập là khả năng giải quyết vấn đề (GQVĐ) học tập để tìm ra những cái mới ở mức độ nào đó. Để có NL GQVĐVST, chủ thể phải ở trong tình huống có vấn đề, tìm cách giải quyết mâu thuẫn nhận thức hoặc hành động và kết quả là đề ra được phương án giải quyết có tính mới [1]. Phương pháp Bàn tay nặn bột (BTNB) là phương pháp dạy học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu; dưới sự giúp đỡ của giáo viên (GV), học sinh (HS) tự tìm câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong bài học thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức. Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên ham muốn khám phá và say mê khoa học của HS. Vì vậy, phương pháp này phù hợp trong dạy học các môn khoa học tự nhiên [2], [3]. Như vậy, phương pháp BTNB là phương tiện tốt để phát triển NL GQVĐVST cho HS bởi những NL thành tố của nó đã ẩn chứa trong các pha của tiến .