Thiết kế kịch bản dạy học theo dự án trong dạy học học phần văn học trung đại Việt Nam cho sinh viên chuyên ngành Ngữ văn trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định

Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy phần Văn học trung đại Việt Nam cấp trung học cơ sở và tại Khoa Xã hội - Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, căn cứ vào hình thức tổ chức dạy học theo dự án, bài viết tập trung nghiên cứu, lựa chọn, thiết kế kịch bản một số bài học dạy học theo dự án, ứng dụng vào việc tổ chức dạy học học phần này theo định hướng phát triển năng lực người học cho sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành Ngữ văn tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 21-26 THIẾT KẾ KỊCH BẢN DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH NGỮ VĂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NAM ĐỊNH Phạm Thị Minh Tâm - Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Ngày nhận bài: 15/09/2018; ngày sửa chữa: 12/10/2018; ngày duyệt đăng: 30/10/2018. Abstract: From the current situation of teaching Vietnamese medieval literature at secondary schools and at Social Deparment - Nam Dinh College of Education and the requirement of innovative teaching content, methods, based on project-based learning, we studied, chose and designed some plans of project-based lessons. This approach was applied in Vietnamese medieval literature in order to develop competencies of the first year Literature-majored students at Nam Dinh College of Education. Keywords: Project-based learning, forms of teaching organization, develop, competency, teaching methods, Vietnamese medieval literature. 1. Mở đầu Hiện nay, việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học (DH) theo định hướng phát triển năng lực người học là khâu quan trọng giúp nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tại Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Nam Định, học phần Văn học trung đại (VHTĐ) Việt Nam được giảng dạy với thời lượng 45 tiết (tương đương với 03 tín chỉ), áp dụng cho đối tượng sinh viên (SV) năm thứ nhất chuyên ngành Ngữ văn. Với một khối lượng kiến thức rất phong phú nhưng thời gian giảng dạy và học tập của giảng viên (GV) và SV trên lớp ít, nếu áp dụng phương pháp và hình thức tổ chức DH “truyền thống” thì hiệu quả mang lại hạn chế và không tạo nên nhiều hứng thú cho SV trong quá trình học tập. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi nghiên cứu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.