Thực trạng và một số giải pháp vận dụng phương pháp dạy học giải quyết tình huống có vấn đề trong giảng dạy các môn Lí luận chính trị ở Đại học Thái Nguyên hiện nay

Bài viết tìm hiểu thực trạng vận dụng phương pháp dạy học giải quyết tình huống có vấn đề trong dạy học các môn Lí luận chính trị ở Đại học Thái Nguyên hiện nay và đề xuất một số giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 55-58 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY Lê Thị Hường, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên Lê Thị Bích Thủy, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên Ngày nhận bài: 25/03/2018; ngày sửa chữa: 21/04/2018; ngày duyệt đăng: 24/04/2018. Abstract: Along with the demand for innovation in teaching political theories, problem-solving teaching methodology is one of the active teaching methods that bring about high effectiveness in promoting activeness and creativity among learners. Lecturers creatively use this method in teaching political theory to help students quick thinking, sharp thinking and good judgment as well as providing, “backlink information” on time in order to help learners and instructors adjust their cognitive and instructional activities. This is one of the effective methods to improve the quality of teaching political theories in the current period. Keywords: Political theory education, problematic situations, active teaching methods. 1. Mở đầu Một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), đặc biệt áp dụng sáng tạo các PPDH tích cực phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của sinh viên (SV) là rất cần thiết. Trong đó, cần sử dụng hiệu quả và sáng tạo PPDH tích cực “lấy người học làm trung tâm”, gắn nội dung môn học với thực tiễn, kích thích hứng thú học tập của SV, rèn luyện khả năng tự định hướng, tự học cho SV nhằm phát triển tư duy phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định, thúc đẩy làm việc hợp tác, phát triển toàn diện kĩ năng sống ở người học. Qua đó, có thể biến hoạt động dạy và học “truyền thống” mang tính “một chiều” thành một hoạt động có tính tương hỗ giữa người dạy và người học. SV không chỉ còn là người “thụ động” lắng

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.