Nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1 - Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, chương 2 - cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động và chương 3 - Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại VPBank. Mời các bạn tham khảo! | LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển Kinh tế xã hội, cách thức nhìn nhận về vai trò của con người cũng như những tư tưởng Quản trị nhân lực đang có nhiều sự thay đổi đáng kể. Con người từ chỗ bị nhìn nhận là một loai công cụ lao động đến chỗ nhìn nhận con người với vai trò là một thành viên của tổ chức và sau đó là con người có các tiềm năng cần được khai thác và làm cho phát triển. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường lao động rộng mở, việc di chuyển chất xám diễn ra thường xuyên và trở thành tất yếu. Đặc biệt trong ngành Ngân hàng, hiện nay thị trường lao động của ngành này đang rất biến động. Các Ngân hàng đang cạnh tranh nhau để chiếm lĩnh và sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng. Do đó, Quản trị Nguồn nhân lực với quan niệm coi con người là nguồn tài nguyên chiến lược của doanh nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Để tăng cường hiệu quả lao động thì tạo động lực làm việc cho nhân viên là một phương tiện mà doanh nghiệp cần sử dụng. Tạo động lực là việc làm cần thiết giúp cho nhà quản lý đạt được mục tiêu thông qua nhân viên của mình. Song trên thực tế, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam chưa coi trọng công tác này, doanh nghiệp mới chỉ quan tâm tới hiệu quả sử dụng vốn, lợi nhuận thu được mà chưa thực sự hiểu rằng nguồn nhân lực mới là khởi đầu cho mọi sự thành công. Sau 18 năm trưởng thành và phát triển, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và trở thành một trong 12 Ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, VPBank đang phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn về Nguồn nhân lực từ các Ngân hàng quốc doanh, Ngân hàng Thương mại, liên doanh hay các Ngân hàng nước ngoài và kể cả các công ty ngoài ngành. Trước sự cạnh tranh đó, VPBank chưa có những chính sách để tạo động lực cho người lao động giúp giữ chân và thúc đẩy họ chuyên tâm vào công việc dẫn tới việc người lao động nghỉ việc hoặc làm việc với hiệu quả không cao. Xuất phát từ tầm quan trọng của tạo động lực và thực tế khách quan của việc tạo động .