Tình hình dạy và học tiếng Anh không chuyên ngữ của các trường đại học Việt Nam giải pháp nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Nha Trang

Bài viết này trước hết tóm lược thực trạng và thách thức của một số trường đại học ở Việt Nam trong dạy và học tiếng Anh không chuyên (TAKC), tiếp đến giới thiệu một chương trình TAKC của trường đại học quốc tế thuộc đại học quốc gia Hà nội. Qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp để cải tiến chương trình đào tạo TAKC tại trường Đại học Nha Trang theo hướng hiện đại và hội nhập | TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH KHÔNG CHUYÊN NGỮ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM & GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TS Trần Thị Minh Khánh Bộ môn: Thực hành tiếng Giới thiệu: Trong những năm vừa qua, việc dạy và học tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ tại trường Đại học Nha Trang đã gặp phải không ít khó khăn, trở ngại do nhiều nguyên nhân khác nhau. Kết quả là đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp không đáp ứng được tốt yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Đây cũng là điều hết sức trăn trở của nhà trường nói chung và của thầy cô Khoa Ngoại ngữ nói riêng. Bài viết này trước hết tóm lược thực trạng và thách thức của một số trường đại học ở Việt Nam trong dạy và học tiếng Anh không chuyên (TAKC), tiếp đến giới thiệu một chương trình TAKC của trường đại học quốc tế thuộc đại học quốc gia Hà nội. Qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp để cải tiến chương trình đào tạo TAKC tại trường Đại học Nha Trang theo hướng hiện đại và hội nhập. Nội dung: Dạy và học TA không chuyên ngữ - Bức tranh chung trên cả nước I. Điểm qua tình hình giảng dạy tiếng Anh không chuyên ngữ trong các trường ĐH không chuyên ngữ ở VN có thể thấy được bức tranh chung về thực trạng và thách thức như sau: - Thứ nhất, thời lượng đào tạo tiếng Anh không đủ để đào tạo 100% sinh viên sau khi tốt nghiệp có trình độ mà các nhà tuyển dụng yêu cầu. Thực tế cho thấy cả giảng viên và sinh viên ở các trường đại học đều không có đủ thời gian để đào tạo và tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn. Ví dụ: Số liệu khảo sát tại 18 trường ĐH VN cho thấy điểm bình quân sinh viên năm nhất dao động ở mức 220-245/990 điểm TOEIC, và với mức điểm này sinh viên cần khoảng 360 giờ đào tạo (480 tiết) để đạt được 450-500 điểm TOEIC - mức điểm mà rất nhiều doanh nghiệp đang coi là mức tối thiểu để họ chấp nhận hồ sơ. Tuy nhiên, theo số liệu khảo sát 1 của Vụ Giáo dục ĐH, thường các trường chỉ có khoảng 225 tiết học tiếng Anh cho sinh viên. - Thứ hai, trình độ của sinh .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.