Bài viết trình bày một số vấn đề về kinh tế thể thao: Lý luận và thực tiễn, nhận thức xã hội và đổi mới tư duy về kinh tế thể thao, định hướng vị trí kinh tế thể thao ở Việt Nam, định vị kinh tế thể thao trong nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. . | Lý luËn vµ thùc tiÔn thÓ dôc thÓ thao ÑOÅI MÔÙI TÖ DUY, NHAÄN THÖÙC XAÕ HOÄI VEÀ KINH TEÁ THEÅ THAO, ÑÒNH VÒ KINH TEÁ THEÅ THAO ÔÛ VIEÄT NAM 1. Kinh tế thể thao: Lý luận và thực tiễn 14 Kinh tế thể thao là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế thể thao là một lĩnh vực kinh doanh như mọi ngành kinh doanh trên thị trường; cung cấp hàng hóa, dịch vụ TDTT cho nhu cầu xã hội để thu hoặc không thu lợi nhuận. Kinh doanh các hoạt động TDTT là cơ sở của kinh tế thể thao và trong nền kinh tế thị trường hiện hữu với tư cách là một ngành công nghiệp được gọi là công nghiệp thể thao (Sport Industry). Kinh thế thể thao là một khoa học chuyên ngành kinh tế có nhiệm vụ tác động vào hoạt động kinh doanh TDTT theo các quy luật, quy tắc, quan hệ thị trường với cơ chế vận hành kết hợp “bàn tay vô hình” của thị trường và “bàn tay hữu hình” của Nhà nước. Kinh tế thể thao theo nghĩa rộng bao gồm các hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp hoạt động TDTT (tập luyện, thi đấu,.) cũng như gián tiếp phục vụ cho các hoạt động TDTT như sản xuất, cung cấp các dịch vụ hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động TDTT (trang thiết bị, dụng cụ truyền thông, marketing, cá cược, chứng khoán, ). Theo nghĩa hẹp, kinh tế thể thao chỉ bao gồm các hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp tới hoạt động TDTT. Cùng với sự phát triển của xã hội đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng tăng, tạo ra nhu cầu tập luyện TDTT ngày càng cao. Sự tăng của nhu cầu về TDTT cũng như khả năng cung cấp hàng hóa TDTT, điều kiện tập luyện TDTT là tiền đề cơ bản cho sự hình thành và phát triền thị trường TDTT (tức là điều kiện cần). Khả năng chi trả, thanh toán cho tiêu dùng và khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ TDTT Phạm Ngọc Viễn* trong xã hội tăng lên tạo điều kiện đủ cho kinh tế thể thao phát triển và đến một mức nào đó trở thành một ngành kinh tế như những ngành kinh tế khác ở một số quốc gia được coi là cường quốc thể thao như Mỹ, Trung Quốc, Anh, Đức, hoạt động thể thao đã là một nghành, một lĩnh .