Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) trên 700 cá hô giống ở đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện vào năm 2017. Kết quả cho thấy cá hô giống nhiễm metacercariae của hai loài sán lá ruột nhỏ Haplorchis pumilio và Centrocestus formosanus với tỉ lệ 2,4%. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ NATURAL SCIENCES AND TECHNOLOGY ISSN: 1859-3100 Tập 15, Số 12 (2018): 5-13 Vol. 15, No. 12 (2018): 5-13 Email: tapchikhoahoc@; Website: TỈ LỆ NHIỄM SÁN LÁ SONG CHỦ TRÊN CÁ HÔ GIỐNG (Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM Phạm Cử Thiện1*, Lê Thị Trường Linh2, Lê Nguyễn Phúc An1, Trần Thị Phương Dung1 1 Khoa Sinh học – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2 Trường THPT Phan Thiết – Bình Thuận Ngày nhận bài: 07-10-2018, ngày nhận bài sửa: 17-11-2018, ngày duyệt đăng: 21-12-2018 TÓM TẮT Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) trên 700 cá hô giống ở đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện vào năm 2017. Kết quả cho thấy cá hô giống nhiễm metacercariae của hai loài sán lá ruột nhỏ Haplorchis pumilio và Centrocestus formosanus với tỉ lệ 2,4%. Tỉ lệ nhiễm ảnh hưởng bởi mùa vụ, lượng vôi bón và thời gian phơi đáy ao (P 0,05) (Bảng 5). Bảng 5. Kết quả phân tích hồi quy Binary logistic regression để tìm các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự xuất hiện bệnh sán lá song chủ trong ao ương cá hô TT 1 2 3 4 5 Biến số Phơi đáy ao ≤ 2 ngày Bón vôi khi chuẩn bị ao với liều < 7 kg/ 100 m2 Hiện diện của chó quanh ao ương Sử dụng thuốc phòng trị bệnh Hiện diện của mèo quanh ao ương 4. P 0,002 0,009 0,525 0,642 0,999 Thảo luận Kết quả nghiên cứu trên cá hô giống cung cấp thêm thông tin về tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ trên các loài cá thuộc họ cá chép ở Việt Nam. Những nghiên cứu trong thời gian qua cho thấy có sự khác nhau về tỉ lệ nhiễm trên các loài thuộc họ cá chép [17], [18]. Tỉ lệ ao cá hô giống trong nghiên cứu nhiễm metacercaria là 57,1% cao hơn chép ta giống (11,0%), mè trắng giống (9,8%) và trắm cỏ giống (7,3%) trong nghiên cứu trước đây [18]. Loài metacercariae nhiễm trên cá hô giống tương tự như kết quả nghiên cứu ở đồng bằng