Mục tiêu chính của bài giảng trình bày khái niệm về quan hệ giữa các tập hợp, đặc biệt là quan hệ hai ngôi và các quan hệ cơ bản: Quan hệ tương đương và quan hệ thứ tự; khái niệm về ánh xạ với các ánh xạ cơ bản: Đơn ánh, song ánh, toàn ánh. Tiếp đó là ánh xạ ngược, thu hẹp và mở rộng một ánh xạ. Cuối cùng là lực lượng của tập hợp | BÀI 1 TẬP HỢP – ÁNH XẠ 1 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Khi phân tích thị trường hàng hóa, người ta thường sử dụng hàm cung và hàm cầu để biểu diễn sự phụ thuộc của lượng cung Qs và lượng cầu Qd đối với một loại hàng hóa vào giá của hàng hóa đó. Hàm cung và hàm cầu có dạng: Qs = S(P), Qd = D(P) (*) P là giá hàng hóa; Qs là lượng cung – lượng hàng hóa mà người bán bằng lòng bán với mức giá P; Qd là lượng cầu – lượng hàng hóa mà người mua bằng lòng mua với mức giá P. Ví dụ: Biết hàm cung, cầu của một loại hàng hóa cho bởi Qs F(P) 4P 1 ; Qd G(P) 4 P 2 Xác định giá của sản phẩm P theo hàm cung Qs , theo hàm cầu Qd (Nghĩa là xác định hàm ngược của hàm F và G) 2 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Hiểu về tập hợp và các phép toán về tập hợp; • Nắm được khái niệm về quan hệ giữa các tập hợp, đặc biệt là quan hệ hai ngôi và các quan hệ cơ bản: Quan hệ tương đương và quan hệ thứ tự; • Khái niệm về ánh xạ với các ánh xạ cơ bản: Đơn ánh, song ánh, toàn ánh. Tiếp đó là ánh xạ ngược, thu hẹp và mở rộng một ánh xạ; • Cuối cùng là lực lượng của tập hợp; • Giải được các bài toán thông thường về tập hợp, quan hệ, ánh xạ theo cách tự luận và theo trắc nghiệm. 3 CẤU TRÚC NỘI DUNG Tập hợp, quan hệ và ánh xạ là các công cụ cơ bản để xây dựng nên các đối tượng của toán học nói chung và của đại số tuyến tính nói riêng. Tập hợp và các phép toán về tập hợp Quan hệ Ánh xạ 4 . TẬP HỢP VÀ CÁC PHÉP TOÁN VỀ TẬP HỢP Khái niệm về tập hợp Mô tả tập hợp Quan hệ giữa các tập hợp Các phép toán về tập .